Tập huấn về nâng cao năng lực trong công tác truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XXI. MCBGTKS xảy ra khi số trẻ nam sinh ra còn sống lớn hơn 106 hoặc nhỏ hơn 103 so với 100 trẻ em gái. Từ năm 2006, đến nay tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) của Việt Nam luôn ở mức trên 110.
06/11/2020 16:25

MCBGTKS sẽ dẫn đến tính trạng “thừa nam thiếu nữ” trong tương lai, làm biến đổi chỉ số nhân khẩu học và cụ thể là tăng áp lực kết hôn sớm đối với phụ nữ, tăng nhu cầu dịch vụ tình dục, gia tăng buôn bán phụ nữ kéo theo bạo lực tình dục đối với phụ nữ, làm ảnh nặng nề đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, và sức khỏe tâm thần của phụ nữ.

Để giải quyết tình trạng MCBTSGTKS, Việt Nam cũng đã tăng cường hoàn thiện và thực thi chính sách pháp luật liên quan đến BĐG và phòng chống MCBTSGTKS. Năm 2003, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa XI đã ban hành Pháp lệnh Dân số; Chính phủ ban hành Nghị định số 104/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số; Nghị định 114/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em; Quốc hội đã ban hành Luật Bình đẳng giới; Chính phủ ban hành Chiến lược Dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020 và Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đều quy định nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới giới tính thai nhi. Bộ Y tế đã ban hành các văn bản về việc nghiêm cấm lạm dụng kỹ thuật cao để LCGTTS. Đặc biệt gần đây, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TƯ về công tác dân số trong tình hình mới. Nghị Quyết đã đề ra nhiệm vụ: Nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới; đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Tạo chuyển biến rõ nét ở những vùng có tỉ số giới tính khi sinh cao”.  

Góp phần triển khai Nghị quyết 21, trong khuôn khổ Kế hoạch hoạt động năm 2020 của Dự án “Hỗ trợ Bộ Y tế nâng cao tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và kế hoạch hóa gia đình và tăng cường đáp ứng y tế cho các vấn đề mới nổi thông qua việc xây dựng và giám sát thực hiện các luật và chính sách dựa trên bằng chứng và quyền con người (VNM9P01) do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tài trợ, Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức lớp Tập huấn Nâng cao năng lực trong công tác truyền thông về lựa chọn giới tính khi sinh và kiểm soát MCBGTKS trên cơ sở định kiến giới cho, phóng viên của các báo, đài  và cán bộ truyền thông tại Quảng Ninh từ ngày 7 đến ngày 8 tháng 10 năm 2020.

66.

Ông Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ phát biểu khai mạc lớp tập huấn

Chương trình tập huấn 02 ngày bao gồm 01 ngày hướng dẫn kiến thức bình đẳng giới liên quan đến kiểm soát MCBGTKS trên cơ sở định kiến giới và 01 ngày hướng dẫn nội dung liên quan đến truyền thông có nhạy cảm giới.

Học viên sau khi tham dự tập huấn sẽ đạt được các kết quả mong đợi như: hiểu kiến thức bình đẳng giới và các khái niệm liên quan, MCBGTKS và bất bình đẳng giới, tình trạng và hệ quả của MCBGTKS ở Việt Nam; nắm bắt được nguyên tắc truyền thông có nhạy cảm giới, và vai trò tiềm năng của truyền thông trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, giá trị của con gái liên quan đến vấn đề MCBGTKS, và cải thiện tỷ số giới tính khi sinh (SRB ở Việt Nam); có kỹ năng cần thiết để thực hành công tác truyền thông nhằm giúp giảm MCBGTKS và thúc đẩy giá trị của con gái liên quan đến vấn đề MCBGTKS.

66.1

Toàn cảnh buổi tập huấn

Ở Việt Nam, gia đình và cộng đồng vẫn đặc biệt thích con trai vì những giá trị của con trai đem lại. Có con trai nâng cao vị thế của gia đình, xác định danh dự và vị trí của đàn ông trong cộng đồng. Vị thế của người phụ nữ trong gia đình cũng được nâng cao nếu sinh được con trai. Các cặp vợ chồng thường chịu áp lực phải sinh con trai rất lớn từ người chồng/gia đình chồng và dòng họ. Các quan niệm xã hội và tôn giáo đòi hỏi con trai phải gánh vác việc thờ cúng tổ tiên và thực hiện các nghi lễ quan trọng khác. Con trai giúp củng cố địa vị của cha mẹ trong xã hội. Đứa con sinh ra phải mang họ của bố. Người chồng thường là chủ hộ trong gia đình, có quyền quyết định những việc lớn. Theo phong tục truyền thống ở nhiều địa phương chỉ có con trai được thừa kế tài sản của cha mẹ... Tất cả những điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân, các cặp vợ chồng, gia đình và dòng họ. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay hệ tư tưởng truyền thống bắt nguồn từ Nho giáo và tầm quan trọng của việc thờ cúng tổ tiên thông qua sự nối dõi của con trai vẫn là chủ đạo trong cuộc sống ở cấp độ gia đình. Đây là những phản ánh rõ rệt nhất của vấn đề bất bình đẳng giới và bất bình đẳng giới chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến MCBGTKS. 

Thanh Trà

comment Bình luận

largeer