Thanh Hóa: Nan giải bài toán xử lý rác ở các xã ven biển
Đặc biệt, tại huyện Hoằng Hóa và TP. Sầm Sơn của tỉnh Thanh Hóa - Đây là hai đơn vị dân số đông, du lịch biển phát triển mạnh. Vì vậy để xử lý rác, đảm bảo môi trường là vấn đề cấp bách và nan giải.
Đơn cử như bãi rác rộng khoảng 2,7ha ở phường Trung Sơn (TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1997, có diện tích khoảng 27.000m2. Bãi rác nằm cạnh sông Đơ - cửa ngõ phía tây của thành phố. Nơi này đang và sẽ triển khai nhiều dự án khu đô thị sinh thái, giải trí, kinh doanh thương mại, nghỉ dưỡng chất lượng cao. Những năm gần đây, bãi rác này quá tải, ngày càng phình to, gây ô nhiễm cho khu vực xung quanh.
Hiện, nơi đây chứa khoảng hơn 330.000 tấn phế thải. Trong đó, giai đoạn trước năm 2015 khoảng 110.000 tấn, từ năm 2015 đến hết năm 2020 khoảng 180.000 tấn, năm 2021 khoảng 40.000 tấn.
Nước rỉ rác chảy ra sông Đơ - nơi có nhiều dự án phát triển du lịch
Ngày 6/12/2020, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nghị quyết về việc quyết định đầu tư dự án Xử lý triệt để môi trường bãi rác tại phường Trung Sơn, TP. Sầm Sơn. Dự án do UBND TP. Sầm Sơn làm chủ đầu tư, thực hiện tại xã Quảng Minh với quy mô đào, xúc, di chuyển rác tại khu vực bãi hiện trạng.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 280 tỷ đồng. Mục tiêu là xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do bãi rác phường Trung Sơn. Bên cạnh đó cũng hướng tới xây dựng TP. Sầm Sơn xanh - sạch - đẹp trong mắt du khách.
Tuy nhiên, dự án nhà máy xử lý rác hiện đang chậm tiến độ. Vì vậy, để giải quyết tình trạng tạm thời, bãi rác phường Trung Sơn vẫn chỉ dừng lại ở cách thức tập kết, chôn lấp, phun hóa chất sau đó ủ bạt. Người dân sống chung với ô nhiễm từ mùi hôi thối, cũng như nước rỉ rác chảy ra môi trường vẫn chưa được khắc phục triệt để.
Tại huyện Hoằng Hóa, nhiều điểm tập kết rác thải và bãi rác tại một số xã cũng đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Như điểm tập kết rác tại khu vực Sã Trúc, xã Hoằng Đạo. Rác thải tràn lan, chất đống, mùi hôi thối và nước rỉ rác vẫn đang chảy ra môi trường.
Nguyên nhân khiến rác thải ứ đọng là do một phần rác thải không đưa về bãi rác xã Hoằng Đức như trước đây mà tập kết hết về khu vực Sã Trúc. Thứ hai, khi chuyển sang hợp đồng với Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp và Môi trường Bút Sơn, việc vận chuyển cũng chậm hơn do các xe nhỏ. Đó cũng là thực trạng chung tại nhiều điểm tập kết rác trên địa bàn huyện Hoằng Hóa như xã: Hoằng Thanh, Hoằng Lộc, lò đốt rác xã Hoằng Đức.
Bãi rác phường Trung Sơn (TP. Sầm Sơn) chất cao như núi
Điểm tập kết rác ở thôn Đại Long, xã Hoằng Thanh, rác lâu ngày ứ đọng chất đống. Nước thải chảy ra đồng ruộng khiến lúa mất mùa, mùi hôi thối bủa vây những hộ dân sống xung quanh. Đặc biệt ngay gần chùa Hồi Long linh thiêng, rất mất mỹ quan.
Hiện, trên địa bàn huyện Hoằng Hoá có 3 dự án được xây dựng để xử lý rác thải sinh hoạt thì cả 3 đều nảy sinh những bất cập, hạn chế. Cụ thể: Lò đốt rác thải công nghệ BD-ANPHA có công suất xử lý 14 tấn/ngày, đêm (đáp ứng xử lý khoảng 21,3% khối lượng rác được thu gom, vận chuyển đi xử lý) tại xã Hoằng Trường đã hoàn thành đầu tư xây dựng và được bàn giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng công nghiệp HTH quản lý vận hành.
Thế nhưng, do không thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ xử lý chất thải rắn sinh hoạt khiến cho việc duy tu, bảo dưỡng gặp nhiều khó khăn.
Dự án lò đốt rác tại xã Hoằng Đức của Công ty TNHH Ecotech Thanh Hóa có công suất xử lý 15 tấn/ngày, đêm (trong đó 10 tấn rác công nghiệp thông thường và 5 tấn rác sinh hoạt); nhưng, phía công ty chưa đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng để tiếp nhận rác sinh hoạt nên UBND huyện chưa định hướng chuyển lượng rác sinh hoạt phát sinh đến để xử lý theo quy hoạch.
Theo số liệu của Phòng TN&MT huyện Hoằng Hóa, hiện nay, huyện có dân số khoảng 236.694 người; hiện 37/37 xã, thị trấn đã ký hợp đồng với tổ thu gom rác, các đơn vị môi trường. Lượng rác thải rắn từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân thải ra môi trường khoảng 94,7 tấn/ngày, đêm. Tính trung bình công tác thu gom để đem đi xử lý rác tại các xã, thị trấn khoảng 65,6 tấn/ngày, đêm. Trong đó, tỷ lệ chất thải được xử lý bằng công nghệ đốt chiếm 61%, tỷ lệ rác thải sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ chôn lấp chiếm 39%.
Ông Nguyễn Văn Tiệm - Trưởng phòng TN&MT huyện Hoằng Hóa cho biết: Hiện 2 điểm tập kết và trung chuyển rác ở xã Hoằng Đạo, Hoằng Thanh có tình trạng ùn ứ rác thải. UBND huyện đã chỉ đạo cho đơn vị thu gom vận chuyển rác 2 ngày/lần để giảm tình trạng ô nhiễm. Còn dự án lò đốt rác ở xã Hoằng Trường cũng đang hoạt động vượt công suất, có thể giải quyết được rác cho 5 xã vùng biển và khu du lịch Hải Tiến. Thời gian tới, UBND huyện sẽ tiếp tục đôn đốc chủ đầu tư dự án lò đốt rác tại xã Hoằng Đức hoàn thiện cơ sở hạ tầng để tiếp nhận và xử lý rác thải sinh hoạt.
Theo TNVMT
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm