Thanh Hóa nỗ lực thực hiện mục tiêu bình đẳng giới

Những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, góp phần từng bước thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện để phụ nữ ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
16/08/2023 11:59
Công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, giáo dục, y tế.. tại Thanh Hóa luôn được tăng cường.

Công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, giáo dục, y tế.. tại Thanh Hóa luôn được tăng cường

Vấn đề bình đẳng giới và bạo lực gia đình không còn là vấn đề riêng của một gia đình hay địa phương nào mà đã trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Năm 2007, Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình được ban hành và có hiệu lực là cơ sở pháp lý hữu hiệu để quyền bình đẳng giữa nam, nữ được thực hiện trên thực tế.

Cũng từ đó đến nay, nhiều hoạt động chương trình được triển khai, nhằm tiến tới chấm dứt, xóa bỏ triệt để tư tưởng “trọng nam khinh nữ” còn tồn tại trong xã hội ta hiện nay và là căn cứ pháp lý thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của giới.

Tại Thanh Hóa, Công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế được luôn chú trọng. 6 tháng đầu năm 2023, tỷ số giới tính khi sinh (số trẻ em trai/100 trẻ em gái sinh ra sống) là 112,5/100 giảm 0,9 so với năm 2022 (năm 2022 là 113,5 số trẻ em trai/100 trẻ em gái); tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản/100.000 trẻ sinh sống là 0/100.000; tỷ suất sinh ở vị thành niên/1.000 phụ nữ là 27,29/1.000; trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở y tế cung cấp thí điểm dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Các cơ quan chức năng đã tổ chức 12 lớp truyền thông gắn tập huấn trang bị kiến thức về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cho 960 cán bộ và người dân tại các huyện Hà Trung, Hậu Lộc, Lang Chánh, Bá Thước, Cẩm Thủy, Nông Cống, Như Thanh và Quảng Xương; tổ chức 243 sự kiện truyền thông về bình đẳng giới, định kiến giới, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, xây dựng môi trường sống an toàn cho hơn 35.000 phụ nữ và trẻ em; biên soạn và cấp phát 47.000 tờ rơi về “Một số điều cần biết về quyền của lao động nữ tại doanh nghiệp trong đối thoại, thương lượng và ký kết Thỏa ước lao động tập thể” cho công nhân lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn,…

Bên cạnh đó, công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục cũng được tăng cường. Đến nay, tỷ lệ trẻ trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thành giáo dục tiểu học là 95,72%, hoàn thành cấp trung học cơ sở là 99,5%; tỷ lệ nữ học viên, học sinh, sinh viên được tuyển mới thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp là 43%, tăng 03% so với năm 2022; tỷ lệ nữ thạc sĩ là 48,2% (giảm 5,3% so với năm 2022); tỷ lệ nữ tiến sĩ là 30,01% (giảm 3,79% so với năm 2022).

Các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 243 sự kiện truyền thông về bình đẳng giới nhằm từng bước đẩy lùi định kiến giới, bạo lực gia đình, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống...

Các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 243 sự kiện truyền thông về bình đẳng giới nhằm từng bước đẩy lùi định kiến giới, bạo lực gia đình, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống...

Đối với lĩnh vực chính trị, các cấp ủy đảng, chính quyền đã quan tâm rà soát, bổ sung cán bộ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo, cán bộ trong nguồn quy hoạch giai đoạn 2021-2025; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ theo lộ trình phù hợp với điều kiện của từng cơ quan, đơn vị, địa phương, chú trọng việc phát triển đảng viên nữ, phát hiện đội ngũ cán bộ nữ trẻ có năng lực.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 417/1.194 cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ (chiếm tỷ lệ 35,52%). Trong đó có 5/17 các sở, ban, ngành chuyên môn thuộc UBND tỉnh có lãnh đạo chủ chốt là nữ (chiếm tỷ lệ 29,4%); 19/54 cơ quan chính quyền địa phương cấp huyện có lãnh đạo chủ chốt là nữ chiếm tỷ lệ 35,2%; 398/1.118 cơ quan chính quyền địa phương cấp xã có lãnh đạo chủ chốt là nữ (chiếm tỷ lệ 35,6%).

Mạnh Linh

comment Bình luận

largeer