Thói quen xấu khi đeo khẩu trang có thể làm lây nhiễm COVID-19
Tiến sĩ Catherine Ong, chuyên gia tư vấn của bộ phận bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore, cho hay: Bề mặt của khẩu trang thường chứa vi khuẩn. Với một người nhiễm bệnh, các phần tử virus sẽ tích tụ trên bề mặt khẩu trang tiếp xúc với da mặt.
"Hơn nữa, khẩu trang thường bị làm ẩm bởi các giọt nước bọt và dịch hô hấp, khiến cho bề mặt bên trong của nó càng thuận lợi hơn để virus tồn tại so với một bề mặt khô" - bà Catherine Ong cho biết.

Theo Tiến sĩ Grace Huang, mặt ngoài của khẩu trang cũng không ổn hơn, vì nó được bao phủ bởi vi khuẩn, virus và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài. "Kéo khẩu trang xuống cằm có nghĩa là bề mặt ngoài của khẩu trang có thể tiếp xúc với mặt, có thể là môi dưới của bạn, lây lan các mầm bệnh trực tiếp đến miệng và mặt của bạn" - bác sĩ Huang khuyến cáo.
Trong khi đó, việc đeo tạm khẩu trang lên cánh tay hay khuỷu tay để thuận tiện khi tập thể dục, nhưng đó không phải là cách làm hay.
Mặc dù mồ hôi không được biết đến là làm lây lan COVID-19, nhưng khi đổ mồ hôi, bạn có thể vô tình chạm vào mặt, làm tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh từ tay hoặc cánh tay sang mắt, mũi, miệng. Ngược lại, bạn cũng có thể đưa vào miệng nhiều mầm bệnh hơn khi đeo khẩu trang lại.
"Bạn đang lây lan mầm bệnh một cách hiệu quả từ cánh tay, bộ phận có thể đã chạm vào nhiều bề mặt thông thường, sang mũi và miệng của mình" - Tiến sĩ Huang nói. "Lựa chọn tốt nhất là nên có một chiếc túi zip sạch để bảo vệ khẩu trang khỏi tác động của môi trường bên ngoài".
Bạn cũng sẽ sai lầm khi nghĩ rằng đặt khẩu trang lên ví hoặc điện thoại, thay vì đặt trực tiếp lên mặt bàn là một động thái hợp vệ sinh hơn.
"Ví và điện thoại có lẽ là những đồ vật bẩn nhất mà chúng ta sở hữu. Chúng ta chạm vào các bề mặt bên ngoài, sau đó dùng điện thoại và ví, khiến chúng nhiễm bẩn. Lựa chọn an toàn nhất vẫn là một hộp đựng hoặc giá đỡ khẩu trang sạch, không tiếp xúc với bụi bẩn và mầm bệnh".
Tiến sĩ Huang cho biết: Các loại khẩu trang vải tái sử dụng sẽ không chịu được nước, có thể dễ dàng thấm mồ hôi hoặc bất kỳ chất lỏng nào mà nó tiếp xúc. Vì vậy, những chiếc khẩu trang này hoạt động giống như bọt biển, thấm hút chất lỏng từ cánh tay, hoặc cằm, rồi chuyển nó vào miệng và mũi khi bạn đeo trở lại.
"Khẩu trang y tế dùng một lần có khả năng kháng nước và lọc tốt hơn khẩu trang vải tái sử dụng. Tuy nhiện, các loại khẩu trang giấy dùng một lần sẽ không có hiệu quả tương tự".
Theo VTV

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm