Thông tin mới nhất về bệnh béo phì

Những năm gần đây tỉ lệ người bị bệnh béo phì tăng nhanh đến kinh ngạc. Tỷ lệ này ở phụ nữ nhiều hơn ở nam giới. Thậm chí nhiều trẻ em cũng mắc phải bệnh béo phì do quá thừa chất dinh dưỡng. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, khiến bệnh nhân mắc nhiều biến chứng.
09/08/2018 14:18

Số liệu về bệnh béo phì

Theo kết quả nghiên cứu của WHO năm 2015, cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì ở người trưởng thành ở nước ta từ 25 đến 64 với mức BMI lớn hơn hoặc bằng 25 là: 6,6%

Dạng tiền béo phì: với 25 < BMI > 30 chiếm tỉ lệ là 6,2 %. Béo phì độ I chiếm 0,4 % và không có bệnh nhân béo phì độ 2. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỉ lệ này thay đổi đến không ngờ. Cụ thể: tỷ lệ người trưởng thành thừa cân béo phì là 15,6 % cao gấp 2,5 lần so với năm 2015.

Bệnh béo phì là gì?

Béo phì là hội chứng rối loạn phức tạp liên quan đến tình trạng có nhiều chất béo trong cơ thể. Béo phì trước là gây ảnh hưởng đến vóc dáng của bệnh nhân sau đó là những vấn đề liên quan đến sức khỏe như tim mạch, tiểu đường huyết áp cao...

Thông tin mới nhất về bệnh béo phì. Nhiều trẻ em mắc phải bệnh béo phì do quá thừa chất dinh dưỡng

Nguyên nhân gây bệnh béo phì

Nguyên nhân dẫn đến béo phì chủ yếu là do hấp thu quá nhiều calo. Một số yếu tố tâm lý tâm lý như ăn khi bị căng thẳng, ăn do phong tục tập quán, văn hóa cũng là nguyên nhân khiến bạn bị tăng cân.

Ngoài ra, một số người bị tăng cân nhưng không hiểu lý do vì sao, thì có thể là do gen di truyền của bố mẹ khiến cho bạn không ăn nhiều mà vẫn bị mập.

Triệu chứng thường gặp

Muốn biết một người có thừa cân hay không được thể hiện qua chỉ số BMI được gọi là chỉ số khối cơ thể. Chỉ số khối cơ thể được tính như sau:

BMI = Cân nặng (kg)/ (chiều cao (m) x chiều cao (m))

Người có chỉ số BMI cao hơn 25 là thừa cân. Bằng mức 30 hoặc cao hơn là béo phì Bằng mức 40 hay cao hơn được gọi béo phì nghiêm trọng.

Trong một số trường hợp thì chỉ số này không đúng hoàn toàn. Như ở một số vận động viên thể hình thì thường có chỉ số BMI ở mức béo phì do của cơ bắp của họ phát triển nhiều, nên chiếm khối lượng lớn. Mặc dù họ không có chất béo trong cơ thể. Vì vậy, để chắc chắn về kết quả bệnh béo phì bạn nên hỏi bác sĩ.

Hậu quả của bệnh béo phì

Béo phì còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như: huyết áp cao, tiểu đường, các bệnh về tim mạch. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ bị viêm khớp, gây khó thở khi gắng sức, ngưng thở khi ngủ, mệt mỏi.

Điều trị bệnh béo phì

Quá trình điều trị bệnh béo phì đòi hỏi bạn cần phải có tính kiên trì cao. Xây dựng được một chế độ ăn kiêng, luyện tập thể thao hợp lý và có kế hoạch. Nếu đều không hiệu quả, bạn có thể sử dụng phương pháp phẫu thuật.

Các chuyên gia dinh dưỡng có thể xây dựng cho bạn một chế độ ăn kiêng ít calo, ít chất béo. Bạn có thể được tư vấn về cách chọn đồ ăn nhẹ lành mạnh, chế biến đồ ăn giảm cân, khẩu phần ăn hàng ngày ... Ngoài ra, việc xây dựng một lối sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày cũng có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả.

thong-tin-moi-nhat-ve-benh-beo-phi 1

Thông tin mới nhất về bệnh béo phì. Quá trình giảm cân từ từ và đều đặn sẽ giúp bạn tránh khả năng tăng cân trở lại nhiều hơn

Khi bị stress bạn nên từ bỏ thói quen ăn vặt mà thay vào đó là sử dụng một số thói quen lành mạnh như: luyện tập Yoga, tập thể dục ... Để có thể phòng tránh tình trạng béo phì.

comment Bình luận

largeer