Thớt gỗ và thớt nhựa, thớt nào lắm vi khuẩn hơn?
Thớt là vật dụng quen thuộc, không thể thiếu trong nhà bếp của mỗi gia đình. Vật dụng này dùng để thái, băm, chặt trong chế biến thực phẩm.
Có nhiều loại thớt trên thị trường với các chất liệu khác nhau như thớt gỗ, thớt nhựa, thớt bằng kính.... Tuy nhiên, phổ biến hơn cả chính là loại thớt làm từ 2 nguyên liệu nhựa và gỗ.
Theo nhiều nghiên cứu, nhiều trên bề mặt của thớt có thể chứa nhiều vi khuẩn như E.coli, salmonella và Campylobacter (các vi khuẩn gây tiêu chảy và bệnh đường ruột) có thể lây lan từ thớt sang thức ăn và khi cơ thể hấp thụ sẽ gây bệnh. Đặc biệt là những chiếc thớt đã sử dụng lâu năm, có nhiều rãnh sâu trên bề mặt.
Thớt chứa nhiều vi khuẩn nếu không biết vệ sinh đúng cách. (Hình minh họa)
Phát biểu trước giới truyền thông trước đó, Giáo sư Chuck Gerba thuộc Đại học Arizona (Mỹ) cho biết thớt gỗ có thể chứa nhiều vi khuẩn gấp 200 lần bồn cầu. Nguyên nhân là do nhiều người có thói quen sử dụng một chiếc thớt gỗ quá lâu, vệ sinh không đúng cách… khiến vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển.
Thớt nhựa và thớt gỗ, loại nào có thể chứa nhiều vi khuẩn hơn?
Một thí nghiệm của Giáo sư Cliver, trường đại học California (Mỹ) đã khẳng định rằng thớt gỗ an toàn hơn thớt nhựa vì thớt nhựa chứa nhiều vi khuẩn hơn thớt gỗ, kể cả khi đã rửa sạch.
Cụ thể, ông và các sinh viên đã thử nuôi cấy một loại vi khuẩn vào thớt nhựa, thớt gỗ và đã được sử dụng, sau đó làm sạch 2 tấm thớt bằng nước rửa chén (nước nóng). Sau đó, kết quả thử nghiệm trong thớt gỗ vi khuẩn sẽ bị hút xuống dưới bề mặt thớt, nơi chúng không thể sinh sôi được và chết, và hơn hết cho dù thớt gỗ cũ có rãnh sâu thì cũng có mức độ vị khuẩn ít như thớt mới. Còn các vi khuẩn trong rãnh trên thớt nhựa vẫn sống và sinh sôi nảy nở, nhân rộng hơn. Thớt càng cũ thì càng có nhiều vết rãnh, vết lõm, vi khuẩn càng có điều kiện phát triển và gây mầm bệnh cho cơ thể hơn.
Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra khuyến cáo, nên sử dụng thớt gỗ để an toàn hơn và chỉ nên dùng thớt nhựa để thái đồ sống.
Những sai lầm khi lựa chọn và vệ sinh thớt hay mắc phải
Chọn thớt cong vênh, nứt: Nhiều bà nội trợ không chú ý đến việc lựa chọn chiếc thớt gỗ ngay từ ban đầu dẫn mua phải chiêc thớt bị cong, vênh, độ đàn hồi không tốt dẫn đến nhanh hỏng, dễ tạo nhiều rãnh khi băm chặt thức ăn, dễ tạo mùn khiến vi khuẩn dễ sinh sôi.
Không vệ sinh hoặc rửa qua loa thớt mới mua và dùng luôn. Mặc dù là thớt mới nhưng trước khi về bếp nhà bạn, nó đã được trưng bày, vận chuyển nên không tránh khỏi bị nhiễm bẩn. Nếu bạn không rửa kỹ khi mới mua về vô tình có thể làm lây nhiễm vi khuẩn từ thớt sang thức ăn. Do đó, chúng ta nên ngâm thớt vào nước muối trước khi sử dụng. Dùng khoảng 200g muối hòa với 1 lít nước, sau đó cho thớt gỗ vào ngâm khoảng 24 tiếng rồi phơi khô ngoài nắng. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ những bụi bẩn trên bề mặt thớt, tăng tuổi thọ của thớt nhờ hạn chế tình trạng nấm mốc và rạn nứt.
Sử dụng thớt quá lâu: Thông thường sau thời gian sử dụng, mặt thớt sẽ bị đan chéo nhiều vết cắt, lâu ngày thức ăn giắt vào tạo nên ổ vi khuẩn dễ dàng thâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, với thớt dùng cho thức ăn chín, khoảng từ 6-8 tháng, bạn nên thay thớt một lần.
Cách vệ sinh thớt đúng cách để không bị nhiễm khuẩn
Sử dụng chanh: Tính axit trong chanh giúp khử mùi hiệu quả, nhất là mùi tanh. Chanh có thể cắt đôi rồi chà trực tiếp lên thớt hoặc hòa nước cốt chanh với nước rửa chén để làm sạch.
Cần vệ sinh thớt đúng cách để loại bỏ vi khuẩn. (Hình minh họa)
Sử dụng giấm trắng: Giấm trắng có tác dụng khử trùng và khử mùi rất tốt nên thích hợp để làm sạch thớt cắt cá hay thịt. Ngâm thớt gỗ trong giấm trắng rồi rửa lại với nước và phơi khô hoặc cũng có thể xịt trực tiếp lên thớt rồi hong khô tự nhiên dưới nắng.
Sử dụng giấm trắng và baking soda: Nếu muốn làm sạch sâu cho thớt gỗ dùng lâu ngày, hãy sử dụng hỗn hợp giấm trắng và baking soda. Phủ một lớp baking soda lên bề mặt thớt rồi đổ giấm trắng lên trên, sau đó dùng miếng bọt biển sạch chà mạnh, liên tục trong khoảng 5 phút và rửa lại với nước rồi hong khô tự nhiên.
Lưu ý: Sau khi sử dụng thớt, chúng ta nên vệ sinh thớt ngay và dùng dung dịch ô-xy già 3% xịt lên thớt để khử trùng nhằm tẩy sạch những vi khuẩn nguy hiểm thường có trong các loại thịt động vật. Sau khi xịt ô-xy già, hãy rửa thớt lại bằng nước sạch và dùng khăn giấy lau khô. Không ngâm thớt gỗ vào trong nước vì thớt sẽ ngấm nước và bị nứt. Luôn lau khô thớt sau khi đã vệ sinh sạch sẽ.
Minh Hương (tổng hợp)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm