Thực trạng, giải pháp bảo tồn để phát triển, khai thác tiềm năng phục vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng của cây dược liệu bản địa
Tại buổi hội thảo khoa học “Bảo tồn, phát triển và sử dụng nguồn dược liệu vì sức khỏe cộng đồng” do Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Ao Vua tổ chức ngày 23/4/2022, tại Khu du lịch Ao Vua (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội, TS. Nguyễn Xuân Trường - Viện trưởng Viện sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tham luận đề tài “Thực trạng, giải pháp bảo tồn để phát triển, khai thác tiềm năng phục vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng của cây dược liệu bản địa”.
Vài nét về tình hình bảo tồn các loại dược liệu bản địa tại Việt Nam
Theo các tài liệu chính thức thì Việt Nam với gần 4.000 loại dược liệu bản địa đã được xác định. Trong đó có hàng trăm loại dược liệu có tên trong Sách Đỏ thế giới và danh mục đỏ Việt Nam. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý báu được xây dụng từ hàng trăm năm phát triển của Y học cổ truyền (YHCT) và các công trình nghiên cứu hiện đại.
Cách đây khoảng 15-20 năm trước, khi Đông y đang còn chiếm giữ vai trò lớn trong công tác điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân; nguồn tài nguyên cây dược liệu còn tương đối sẵn có bởi diện tích đất tự nhiên chưa khai thác còn nhiều thì cây dược liệu có mặt ở hầu hết các vườn nhà của hộ gia đình. Các trạm y tế, bệnh viện đều có vườn thuốc Nam ngay trong khuôn viên quản lý trực tiếp. Ngày nay, nguồn gen bảo tồn chủ yếu ở một số Vườn rừng quốc gia (VQG) như: Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), VQG Hoàng Liên (Lào Cai), khu bảo tồn Phia Đén (Cao Bằng), khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa-Phượng Hoàng, Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An), VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Lingbiang (Lâm Đồng) nhưng còn rất ít những loại dược liệu quý hiếm và đặc biệt quý hiếm. Một số vườn bảo tồn theo mô hình tập trung cũng được duy trì như Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Hòn Bà (Phú Khánh); Chư Mom Ray, Kon Ka King (Gia Lai); Yok Đôn, Chư Yang Sinh (Đắk Lắk), Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng)… nhìn chung vẫn chưa phản ánh được tương đối về độ phong phú các chủng loại dược liệu của khu vực.
Cũng trong khoảng thời gian 15-20 năm trở lại đây, khi Đảng và Nhà nước với chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự tiến bộ của y học hiện đại thì dược phẩm Tây y nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường một phần do thiếu chiến lược quản lý từ Nhà nước, nhưng nguyên nhân chính là do chưa tiếp cận kịp thời công nghệ chế biến và nghiên cứu khoa học chuyên sâu. Hàng ngàn loại dược liệu bản địa trước đây vốn phổ biến ở khắp nơi nay chỉ còn các quần thể nhỏ rải rác ở đồng ruộng, bãi trống nhỏ hẹp; nhóm dược liệu này không chỉ còn quá ít về số lượng thì chất lượng cũng không còn đảm bảo vì tình trạng môi trường sống bị ô nhiễm bởi các loại hóa chất sử dụng trong hoạt động canh tác và cả hoạt động từ các ngành sản xuất khác trộn lẫn với đất sản xuất. Hầu hết các loại dược liệu này đã không kịp để nghiên cứu sâu hơn về tác dụng điều trị đối với các thành phần dược chất vốn có. Nghiêm trọng hơn là hàng trăm loại dược liệu quý hiếm, sử dụng để điều trị các căn bệnh hiểm nghèo; bệnh nan y mới xuất hiện hoặc gia tăng thường được gọi là các chủng bệnh thời công nghiệp thì một mặt bị thu hẹp diện tích vùng sinh trưởng, mặt khác lại bị khai thác đến cạn kiệt không thể kiểm soát, có loài đã gần như tuyệt chủng, nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Theo thống kê, nhóm dược liệu này còn rất ít trong tự nhiên nếu không nói là vô cùng hiếm, một số còn được lưu giữ trong dân ở những gia đình làm nghề thuốc gia truyền hoặc những người nghiên cứu suu tầm.
Trên thực tế, việc bảo tồn và phát triển dược liệu hầu hết đang được thực hiện gắn với chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững, giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16-6-2017 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2015-2020 theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9-9-2015 của Chính phủ và lồng ghép các hạng mục hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất thuộc các chương trình tái cơ cấu nông nghiệp, chương trình xây dựng nông thôn mới…
Như vậy, điều rất rõ ràng là vấn đề bảo tồn các loại cây dược liệu đã trở nên vô cùng cấp bách. Chính phủ cũng đã ban hành một số chính sách cho nhiệm vụ bảo tồn phát triển các loại cây dược liệu như: Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và nhiều chính sách hỗ trợ khác cho bảo tồn, phát triển dược liệu nhưng chưa có chính sách phù hợp và hiệu quả cho hoạt động bảo tồn do các cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp thực hiên. Đây là sự thiếu vắng quan trọng để công tác bảo tồn nguồn gen gắn với phát triển cây dược liệu có thể phát huy và áp dụng hiệu quả nhanh nhất trong chiến lược phát triển dược liệu mà Chính phủ đã đề ra; đảm bảo được lợi ích về mặt kinh tế mới thu hút, khuyến khích được đầu tư.
Hiện tượng một số loại dược liệu quý hiếm; đặc biệt quý hiếm như: Thông đỏ, Thạch tùng răng cưa (Thông đất), Thạch hộc, Lan kim tuyến, Thất điệp nhất chi hoa, Chân Trâu, Bạch cập… chỉ sau mấy năm công bố phát hiện trong tự nhiên đã cạn kiệt nhanh chóng đến mức có loài khó kiếm được nguồn gen phục vụ nghiên cứu nhân giống hoặc nghiên cứu, phân tích dược học… là một ví dụ thực tiễn rất cần được chú ý khắc phục.
Giải pháp bảo tồn, phát triển và khai thác dược liệu cần đánh giá đúng vị trí, tác dụng và giá trị của từng nhóm, từng loại dược liệu ở mỗi vùng có tiềm năng và lợi thế cụ thể
Để thực hiện mục tiêu phân định được cho từng nhóm, loại dược liệu để bảo tồn, từ đó phát triển để khai thác phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế sẽ giúp xác định được định hướng tổ chức thực hiện và cả việc xác định đầu ra cho sản phẩm, cụ thể như:
- Đối với nhóm chú trọng nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng thông qua hoạt động ngành YHCT (Đông y): Với nhóm dược liệu này, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ bao gồm cả trợ giá khi cần để sản phẩm tham gia vào nhiệm vụ ổn định đồi sống xã hội; qui hoạch và qui mô cụ thể cần có những tính toán phù hợp nhưng mục tiêu đầu tiên cần đạt được là phát triển gắn với khai thác hiệu quả; từng bước giành lại thị trường để giảm bớt, tiến tới thay thế nguồn nhập khẩu mà Việt Nam đang bị lệ thuộc nặng nề.
- Đối với nhóm dược liệu ngoài chức năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, có khả năng đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội: Cần có chiến lược qui hoạch để phát triển dài hạn. Đây cũng chính là nhóm dược liệu đa số thuộc dạng quý hiếm và đặc biệt quý hiếm vì có giá trị dược học, nhu cầu thị trường lớn và giá trị thương mại cao.
+ Để khai thác được nhóm dược liệu này trước tiên cần sự hỗ trợ mạnh mẽ để nghiên cứu sâu nhằm xác định khả năng khai thác dược chất theo hướng công nghiệp, tạo ra nguyên liệu bán thành phẩm để cung cấp cho sản xuất thuốc; sau đó là cơ chế hỗ trợ cho đầu tư vì hầu hết các loại dược liệu này thuộc nhóm cây lâu năm, cần thời gian đầu tư dài nên chi phí đầu tư cao.
+ Riêng công tác bảo tồn nguồn gen đối với nhóm này cần đặc biệt lưu ý chính sách dành cho cá nhân, tổ chức kinh tế tham gia vì nguồn gen hiện đã vô cùng khan hiếm. Hoạt động bảo tồn tại các mô hình quản lý Nhà nước rất khó kiểm soát vì nhiều lý do những cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp thực hiện thì chắc chắn việc bảo tồn nguồn gen luôn được chú trọng hơn trong sâu chuỗi khai thác, bảo vệ và kiểm soát tốt hơn.
Hiện nay, một số đơn vị khoa học, doanh nghiệp đầu tư dược liệu đã phát hiện, lưu giữ và hoàn thành cả giải pháp nhân giống giúp bảo tồn bền vững một số dược liệu đặc biệt quý hiếm nhưng chính sách hỗ trợ chưa được quan tâm đúng mức; một số chính sách đã có thì cũng khó tiếp cận vì thiếu cơ chế đánh giá ở cấp địa phương. Một vài tỉnh có chính sách quan tâm như Thanh Hóa; Gia Lai nhưng chưa đủ mạnh và mới được ban hành nên Chính phủ cần có chính sách mở đường cho địa phương quan tâm và áp dụng sẽ hiệu quả hơn.
- Một vấn đề khác đáng chú ý là hiện nay các Bộ, Ngành, Địa phương đang thúc đẩy công tác qui hoạch phát triển dược liệu khá rầm rộ; trong đó, một số loại dược liệu đang nổi lên như một sản phẩm điển hình ở một số địa phương đã và đang có dấu hiệu sai lầm rất cơ bản xuất phát từ việc định danh không chính xác loại dược liệu theo chuyên ngành và theo tên địa phương. Có địa phương đã cấp chỉ dẫn địa lý cho loại cây có tại địa phương nhằm quảng bá và tạo động lực phát triển là chính sách hỗ trợ tích cực nhưng cần xem lại cả về giá trị dược liệu lẫn tên gọi, nếu không sẽ dẫn đến những hệ lụy không tốt khi đánh giá chất lượng loại dược liệu vốn cũng có ở địa phương khác; triệt tiêu tính cạnh tranh công bằng khi cây dược liệu đã trở thành một lĩnh vực phát triển rộng trên cả nước.
TS. Nguyễn Xuân Trường - Viện trưởng Viện sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm