Tiềm năng phát triển và thị trường tiêu thụ ngành dược liệu ở Việt Nam
Tiềm năng của cây thuốc Việt Nam
Các cây thuốc phân bố rộng khắp cả nước với 8 vùng trọng điểm là Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông Trường Sơn, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; tập trung chủ yếu ở 5 trung tâm đa dạng sinh vật là Bạch Mã, Lâm Viên, Hoàng Liên Sơn, Cúc Phương, Yok Đôn và Cát Tiên. Sự đa dạng sinh học về cây thuốc luôn có mối tương quan chặt chẽ với sự đa dạng về bản sắc văn hoá dân tộc và tri thức y dược học của mỗi quốc gia. Việt Nam là ngôi nhà chung của 54 dân tộc anh em mà phần lớn vùng trồng cây dược liệu lại là các vùng dân tộc thiểu số. Mỗi dân tộc lại có tập quán, tiềm năng, lợi thế về phát triển dược liệu với các loài cây dược liệu và vốn tri thức bản địa quý giá riêng có của mình, trong đó có nhiều loại cây dược liệu quý, hiếm có giá trị y dược rất cao - đây thực sự là một kho tàng vô giá để tạo ra các sản phẩm thuốc góp phần quan trọng cho việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.
(Ảnh minh họa)
Theo Bộ Y tế, với gần 200 loài cây dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển trồng để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu (như Quế, Hồi, Hòe, Nghệ, Actiso, Sa nhân, Kim tiền thảo, Đinh lăng, Thảo quả…), trong đó, có nhiều loài dược liệu được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như: Sâm Ngọc Linh, Tam thất hoàng, Bách hợp, Thông đỏ… trong đó, Sâm Ngọc Linh (hay sâm Việt Nam) là một trong những loại Sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, cao hơn cả những loại sâm quý được nghiên cứu sử dụng lâu đời trên thế giới như Sâm Triều Tiên, Sâm Trung Quốc. Với tiềm năng, thế mạnh về dược liệu như nêu trên, nhưng
hiện nay Việt Nam mới chỉ chủ động được 25% nhu cầu, còn lại 75% nhu cầu vẫn phải phụ thuộc nguồn nhập khẩu (Chủ yếu từ Trung Quốc và Indonesia). Mỗi năm Việt Nam dùng khoảng 60.000 - 80.000 tấn dược liệu cho sản xuất thuốc và chữa bệnh nhưng trong đó gần 80% số dược liệu là nhập khẩu từ các nguồn khác nhau trong đó phần lớn là từ Trung Quốc theo đường tiểu ngạch nên chất lượng không đảm bảo[1]. Số liệu thống kê trong năm 2015 cho thấy, trong số gần 50.000 tấn dược liệu được nhập khẩu thì chỉ có 14.000 tấn bảo đảm chất lượng vì được nhập theo đường chính ngạch. Hơn nữa, do dược liệu nhập chủ yếu qua đường tiểu ngạch và được nhập như nông sản nên khó có thể đủ tiêu chuẩn để làm thuốc chữa bệnh, thậm chí có nhiều loại dược liệu, thuốc đông y giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, còn bị tẩm ướp các hóa chất bảo quản độc hại, hoặc thêm các tạp chất khác để tăng trọng lượng đang trôi nổi trên thị trường nội địa rất khó kiểm soát
Thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu của Việt Nam là rất lớn
Với quy mô dân số khoảng 98,5 triệu người, trong đó 63% dân số sống ở vùng nông thôn luôn sử dụng y học cổ truyền hoặc thuốc từ thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, Việt Nam được dự báo là một thị trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu rất lớn. Theo Bộ Y tế, thuốc từ cây dược liệu trong nước chiếm ít nhất 30% thị phần là rất khiêm tốn, đây có thể nói dư địa cho ngành dược liệu Việt Nam còn rất nhiều cơ hội lớn bởi hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền của Việt Nam cũng đang rất phát triển, hiện có 63 bệnh viện y học cổ truyền công lập; 92,7% bệnh viện đa khoa tỉnh có bộ phận y học cổ truyền; khoảng 80% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và gần 7.000 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân sử dụng dược liệu trong khám chữa bệnh.
Hiện nay, cả nước có khoảng 226 cơ sở sản xuất thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền (trong đó có 131 cơ sở sản xuất qui mô công nghiệp) sử dụng trên 300 loại dược liệu khác nhau với khoảng 80 loại dược liệu được dùng phổ biến. Cả nước hiện cũng có khoảng 1.440 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng với nhu cầu sử dụng dược liệu ước tính khoảng 20.000 tấn mỗi năm. Khối lượng dược liệu xuất khẩu đạt gần 5.000 tấn mang lại giá trị trên 6 triệu USD mỗi năm.
Một thế mạnh nữa của Việt Nam chính là diện tích đất đai rộng lớn và trù phú với lượng nhân công dồi dào, rất phù hợp cho công tác nuôi trồng, thu hái dược liệu. Đặc biệt, giá trị kinh tế mang lại từ việc trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa). Trồng Đương quy có thể cho thu nhập từ 90-100 triệu đồng/ha/năm, cây Actiso thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha/năm; trong khi đó cây lúa chỉ cho thu nhập từ 20-40 triệu đồng /ha/năm. Vì vậy, phát triển dược liệu đang và sẽ là một hướng bền vững, ổn định góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, núi cao…
Mặt khác, xu hướng gia tăng việc sử dụng thuốc và các sản phẩm về dược liệu trên thế giới hiện nay đang tạo ra nhiều cơ hội cho ngành dược liệu nước ta phát triển. Những năm qua, Đảng và Nhà nước quan tâm, khuyến khích phát triển công nghiệp dược liệu và y học cổ truyền. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng đã cụ thể hóa các chủ trương đường lối của Đảng về phát triển cây dược liệu với chiến lược - Quy hoạch - Chính sách cụ thể nhằm khai thác lợi thế về tiềm năng phát triển dược liệu trong nước, có điều kiện để hình thành và phát triển mạnh ngành công nghiệp dược liệu. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ngành dược liệu phát triển còn chậm, lợi thế của y dược cổ truyền, y học dân tộc còn chưa được phát huy tốt, chưa tương xứng với tiềm năng, giá trị kinh tế tạo ra còn thấp và còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Ngoài những yếu tố khách quan, như: Địa hình nhiều núi cao hiểm trở, khí hậu có thể diễn biến bất thường, điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, thiếu cơ sở hạ tầng, ruộng đất manh múm, nhỏ lẻ, thị trường đầu ra cho dược liệu chưa ổn định... cũng phải kể đến các yếu tố chủ quan, như: thiếu quy hoạch cho phát triển vùng dược liệu quy mô lớn, công tác bảo tồn nguồn genes chưa đáp ứng được nhu cầu; ứng dụng khoa học - công nghệ trong nuôi trồng, khai thác dược liệu chưa được quan tâm đúng mức, việc khai thác dược liệu chưa hợp lý, khai thác chưa đi đôi với bảo tồn... Số lượng các doanh nghiệp dược còn ít, đa số quy mô còn nhỏ, năng lực cạnh tranh và khả năng tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu còn nhiều hạn chế.
Chu Loan
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm