Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng

Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Bởi lẽ, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khách hàng cũng như hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp.
02/11/2021 07:58

Những quy định vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt ra nhằm đảm bảo từ khâu sơ chế, chế biến đến bảo quản thực phẩm phải đúng các tiêu chuẩn, ngăn chặn các mối nguy hại ảnh hưởng đến thực phẩm và gây nguy hiểm đến sức khỏe của thực khách. Các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm mà các nhà hàng, quán ăn, khu nghỉ dưỡng… cần áp dụng gồm:

c3

Nhân viên cần thực hiện nghiêm túc các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong không gian làm việc

Nguyên tắc trong phục vụ là nhân viên phải tuân thủ quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính họ là những người mang lại trải nghiệm tốt hay xấu tại cửa hàng. Hướng dẫn, đào tạo nhân viên là cách tốt nhất để tăng cảm giác yên tâm và tin tưởng cho khách mỗi khi đến nhà hàng của bạn.

Chủ quán nên đưa ra các chính sách và hướng dẫn cho nhân viên các quy trình kiểm tra chất lượng thực phẩm. Trong quá trình làm việc, mỗi nhân viên dựa vào quy định đã đặt ra để nhận biết các thực phẩm hỏng, không đạt chất lượng, cách bảo quản, sơ chế, kiểm tra nhiệt độ thực phẩm, vệ sinh bếp,… Các đầu bếp cũng luôn cần mang các đồ bảo hộ như mũ, khẩu trang, bao tay,… thường xuyên rửa tay, giữ gìn trang phục sạch sẽ trong quá trình làm việc.

Đối với các chuỗi nhà hàng lớn, nên có bộ phận giám sát chất lượng thực phẩm để đảm bảo đồng bộ tại tất cả các nhà hàng. Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm nên được đề cao và phạt nặng nhất để nhân viên tuân theo.

Kiểm soát xuất nhập tồn kho nguyên liệu để đảm bảo hạn sử dụng

Tùy theo loại hình nhà hàng mà có thời điểm khách đông, khách vắng, khách tập trung buổi trưa hay buổi tối. Những đặc điểm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nhập nguyên liệu. Nếu không cân đo được lượng khách cho từng thời điểm nhà hàng sẽ dễ nhập thừa dẫn đến tồn kho, hỏng hủy và tiêu hao. 

c2

Kiểm soát nhập xuất tồn kho nguyên liệu

Giải pháp cho việc cân đối lượng nguyên liệu trong kho là bạn nên sử dụng phần mềm quản lý. Sau khi thống kê doanh thu hàng ngày, phân tích những món bán chạy, thời điểm bán hàng chính trong ngày, tuần tháng để bạn cân đối việc nhập nguyên liệu. Với phần mềm quản lý kho iPOS Inventory, bạn cũng sẽ theo dõi được nguyên liệu tồn trong kho, nhận thông báo nhắc nhập hàng hay còn tồn hàng cuối mỗi ngày. Khi đó bộ phận mua hàng sẽ có chính sách nhập nguyên liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng của bếp. 

Bảo quản nguyên liệu đúng cách

Thực phẩm là nguyên liệu nhạy cảm và dễ bị giảm chất lượng, thậm chí là hỏng do tác động bởi yếu tố môi trường. Bởi vậy, để đảm bảo làm ra những món ăn tươi ngon, vệ sinh người quản lý phải có quy trình kiểm soát chất lượng thực phẩm nghiêm ngặt ngay từ nguồn cung cấp thực phẩm cho đến khâu tiếp nhận, lưu trữ thực phẩm và các khâu sau đó như bảo quản hay chế biến.

Trong quá trình nhập nguyên liệu, nhân viên phải kiểm tra chất lượng thực phẩm xem có quá hạn, hư hỏng gì không. Sau đó, tiến hành phân loại và cho vào tủ bảo quản để đảm bảo tuổi thọ nguyên liệu. 

Lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm uy tín

Đây là việc mà chủ đầu tư nhà hàng cần tìm trước khi đi vào khai trương, hoạt động. Ở các nhà cung cấp bạn cần tìm hiểu rõ nguồn gốc nguyên liệu, và yêu cầu nhà cung cấp đưa ra các giấy chứng nhận thực phẩm cần thiết. Cần có một bản hợp đồng rõ ràng về ngày giao nhận sản phẩm để đảm bảo hạn sử dụng nguyên liệu.Thông thường những công ty cung cấp thực phẩm sẽ uy tín hơn những thương nhân bỏ buôn ở chợ. Bạn nên lựa chọn những công ty thực phẩm cung cấp nguyên liệu của các siêu thị, nhà hàng khác để đảm bảo chất lượng thực phẩm cho nhà hàng của mình.

Công Sơn

comment Bình luận

largeer