Tổ chức hội thảo tham vấn xây dựng chương trình sức khỏe người di cư Việt Nam
Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ, các cơ quan của Đảng, Bộ, Ngành trung ương; Sở Y tế, Ban ngành địa phương, Chi cục DS-KHHGĐ một số tỉnh, thành phố; các cơ quan Liên Hợp Quốc; các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.
Ông Lương Quang Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ phát biểu khai mạc Hội thảo
Trước đó, ngày 7 tháng 7 năm 2020, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (GOPFP), Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã tổ chức thành công “Hội thảo Khởi động Chương trình Nâng cao Sức khỏe Người di cư Việt Nam”. Trong suốt hội thảo, các bên liên quan, các tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nước đã thảo luận các vấn đề sức khỏe của người di cư và khuyến nghị để xây dựng Chương trình Sức khỏe người di cư Việt Nam.
Tổng dân số Việt Nam là 96,2 triệu người (2019), xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN và xếp thứ 15 trên thế giới. Việt Nam đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng với 65,4 triệu người trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi), chiếm 68,0% tổng dân số. Dân số trong độ tuổi lao động lớn, mang đến nhiều lợi thế cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam nhưng cũng chắc chắn tác động rất lớn đến các dòng di cư tại Việt Nam.
Kết quả Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019 cho thấy, trong 5 năm qua, trong số 88,4 triệu người từ 5 tuổi trở lên, có 6,4 triệu người di cư, chiếm 7,3%. Năm 2019 ghi nhận hơn 150 ngàn người Việt Nam là người lao động di cư làm việc theo hợp đồng lao động.Hồ sơ Di cư Việt Nam 2016 của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho thấy, năm 2016 cả nước có gần 6 triệu lượt người Việt Nam xuất cảnh. Tỷ lệ nam-nữ xuất cảnh tương đương nhau (năm 2015, nữ xuất cảnh chiếm 49,7%). Người Việt Nam di cư ra nước ngoài cao nhất ở nhóm tuổi 20-39. Lý do chủ yếu của người Việt Nam di cư ra nước ngoài là làm việc và học tập.
Năm 2019, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế và Tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành nghiên cứu Phân tích Thực trạng Sức khỏe Người Di cư tại Việt Nam nhằm xác định nhu cầu chăm sóc sức khỏe, các khoảng trống và ưu tiên đối với sức khỏe người di cư. Nghiên cứu đã xác định một số rào cản tác động đến sức khỏe của người di cư và sự tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe người di cư: việc thực hiện chính sách chưa đồng bộ tại tuyến cơ sở, hệ thống giám sát sức khỏe người di cư chưa đầy đủ, còn nhiều hạn chế trong quan hệ đối tác và mạng lưới kết nối các bên liên quan, chưa thực sự lưu tâm về giới và thân thiện với người di cư từ phía người cung cấp dịch vụ y tế, nhân viên hành chính và cộng đồng. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh tính quan trọng của việc tiếp cận liên ngành như thành lập Nhóm công tác Sức khỏe người di cư nhằm hỗ trợ kỹ thuật việc xây dựng và thực hiện các chính sách, mô hình, dự án sức khỏe phù hợp với người di cư.
Việt Nam quan tâm đến các vấn đề về di cư và sức khỏe người di cư. Cụ thể, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/11/2019 đã yêu cầu quan tâm, đầu tư đối với nhóm dân số dễ bị tổn thương trong đó có người di cư.
Ngày 20 tháng 3 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Quyết định 402/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Kế hoạch triển khai Thỏa thuận về Di cư Hợp pháp, An toàn và Trật tự của Liên Hợp Quốc. Quyết định nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý di cư quốc tế thông qua cơ chế phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm tạo môi trường di cư minh bạch, dễ tiếp cận, tôn trọng nhân phẩm của người di cư, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ, đặc biệt là các nhóm đặc thù, phụ nữ và trẻ em”. Phù hợp với định hướng chính sách nêu trên của Việt Nam và cam kết toàn cầu như Nghị quyết 70.15 của Hội đồng Y tếThế giới về việc Nâng cao Sức khỏe cho người người di cư và Tầm nhìn của Chương trình nghị sự vì Sự phát triển bền vững đến năm 2030. Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (GOPFP), Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức “Hội thảo Tham vấn Xây dựng Chương trình Sức khỏe Người di cư Việt Nam”.
Hội thảo lần này nhằm tham vấn ý kiến đóng góp ý kiến vào dự thảo Chương trình Sức khỏe Người di cư Việt Nam từ các Bộ, ban ngành đoàn thể Trung ương, địa phương và các tổ chức quốc tế liên quan. Trong đó tập trung vào xác định đối tượng đích của Chương trình và xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu và các hoạt động triển khai thực hiện. Tổng quan về thực trạng di cư và sức khỏe người di cư ở Việt nam; Sáng kiến/kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất của chính phủ các nước về các chính sách sức khỏe di cư; Dự thảo Chương trình Sức khỏe người di cư Việt Nam; Đóng góp ý kiến Dự thảo Chương trình Sức khỏe người di cư Việt Nam; Tiếp cận của WHO đối với Sức khỏe người di cư tại Việt Nam
Thanh Hằng
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm