Tổ chức Y tế Thế giới cập nhật khuyến nghị về tiêm vaccine phòng COVID-19
Sau phiên họp từ ngày 20 đến ngày 23/3/2023, căn cứ vào mức độ miễn dịch cộng đồng đã đạt được khá cao trong dân số (do nhiễm bệnh và do tiêm chủng) cũng như bức tranh tình hình dịch bệnh hiện tại do biến thể Omicron gây ra, Hội đồng chuyên gia tư vấn về chiến lược tiêm chủng của WHO (WHO’s Strategic Advisory Group of Experts on Immunization - SAGE) đã ra khuyến nghị điều chỉnh lộ trình ưu tiên tiêm vaccine COVID-19.
Theo đó, lộ trình mới cần xem xét so sánh giữa hiệu quả và chi phí của việc tiêm vaccine COVID-19 cho những người có nguy cơ thấp hơn, cụ thể là trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh, so với các can thiệp y tế khác. Lộ trình sửa đổi chỉ ra 03 nhóm ưu tiên về sử dụng vaccine COVID-19: cao, trung bình và thấp. Các nhóm ưu tiên này chủ yếu dựa trên nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng và tử vong, đồng thời xem xét hiệu lực của vaccine, phân tích tính hiệu quả so với chi phí và sự đồng thuận của cộng đồng.

Hội đồng chuyên gia tư vấn về chiến lược tiêm chủng của WHO vừa ra khuyến nghị điều chỉnh lộ trình ưu tiên tiêm vaccine COVID-19 (20-23/03/2023). Ảnh: Sở Y tế TP. HCM
Nhóm ưu tiên cao: Bao gồm tất cả những người lớn tuổi; những người trẻ tuổi mắc các bệnh nền nghiêm trọng (ví dụ: bệnh tiểu đường và bệnh tim); những người có tình trạng suy giảm miễn dịch (ví dụ: người nhiễm HIV, người được ghép tạng), bao gồm cả trẻ em đến 6 tháng tuổi; người mang thai; và nhân viên y tế tuyến đầu. Đối với nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi, mặc dù tỷ lệ chung là thấp, nhưng gánh nặng do mắc COVID-19 nặng vẫn cao hơn so với nhóm trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, do đó cần tiêm cho nhóm này. Đối với phụ nữ mang thai, việc tiêm phòng COVID-19 bao gồm cả liều bổ sung nếu đã hơn 6 tháng trôi qua kể từ liều cuối cùng sẽ giúp bảo vệ cả mẹ và thai nhi, đồng thời giúp giảm khả năng trẻ sơ sinh phải nhập viện vì COVID-19. Đối với nhóm ưu tiên cao, SAGE khuyến nghị tiêm nhắc lại sau 6 hoặc 12 tháng kể từ liều cuối cùng, với khoảng cách thời gian tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi tác và tình trạng suy giảm miễn dịch.
Nhóm ưu tiên trung bình: Bao gồm người lớn khỏe mạnh dưới 50-60 tuổi, không có bệnh đi kèm và nhóm trẻ em và thanh thiếu niên có bệnh đi kèm. SAGE đề xuất tiêm vaccine đủ liều cơ bản và thêm 1 liều nhắc lại. Mặc dù việc tiêm nhắc những liều tiếp theo cho nhóm này là an toàn, nhưng SAGE không khuyến nghị sử dụng thường quy do lợi ích mang đến cho sức khỏe cộng đồng tương đối thấp.
Nhóm ưu tiên thấp: Bao gồm trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh từ 6 tháng đến 17 tuổi. Tiêm liều cơ bản và liều tăng cường là an toàn và hiệu quả cho nhóm này. Tuy nhiên, xét đến gánh nặng bệnh tật do COVID-19 trong nhóm này thấp, SAGE kêu gọi các quốc gia đang xem xét tiêm chủng cho nhóm tuổi này nên đưa ra cân nhắc dựa trên các yếu tố khác như gánh nặng bệnh tật, hiệu quả - chi phí và các ưu tiên khác của các chương trình sức khỏe khác. WHO nhấn mạnh tác động đối với sức khỏe cộng đồng của việc tiêm phòng vaccine COVID-19 cho trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh là tương đối thấp hơn nhiều so với lợi ích mang lại của các loại vaccine thiết yếu truyền thống dành cho trẻ em – chẳng hạn như các vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vaccine rotavirus, phế cầu khuẩn liên hợp...
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh tất cả các khuyến nghị về vaccine COVID-19 đều có thời hạn, chỉ áp dụng cho tình huống dịch tễ học hiện tại. Mục đích khuyến nghị nhằm giúp các quốc gia lập kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 ngắn hạn và trung hạn; không nên xem là hướng dẫn dài hạn trong việc tiêm nhắc các mũi bổ sung hàng năm. Ngoài lộ trình này, WHO cũng cập nhật khuyến nghị về vaccine COVID-19 nhị giá (bi-valent), khuyến nghị các quốc gia có thể cân nhắc sử dụng vaccine mRNA với thành phần ngoài chủng SARS-CoV2 cổ điển có thể bao gồm thêm biến thể BA.5.
Các quốc gia nên dựa vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mình để quyết định lựa chọn chiến lược tiêm vaccine COVID-19 phù hợp, xem xét có nên tiếp tục tiêm chủng cho các nhóm có nguy cơ thấp, như trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh hay không, phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến chương trình tiêm chủng các loại vaccine phòng ngừa các bệnh lây nhiễm quan trọng phổ biến khác đang triển khai từ trước đến nay - Chủ tịch Hội đồng chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của WHO, Tiến sĩ Hanna Nohynek.
Sở Y tế TP. HCM

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm