Top 5 cây thuốc nam trị bệnh gan hiệu quả nhất

Gan là một cơ quan nội tạng lớn trong cơ thể thực hiện nhiều chức năng quan trọng như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương, chuyển hóa các chất và thải độc, sản xuất dịch mật… Khi gan có tổn thương sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của con người.
15/09/2020 21:29

Cùng tìm hiểu tốp 5 cây thuốc nam trị bệnh gan hiệu quả nhất hiện nay, lại có sẵn trong vườn nhà bạn!

  • Cà gai leo

Cà gai leo là một trong những thần dược trị bệnh gan mà hầu hết ai cũng biết. Tên khoa học Solanum hainanense, thuộc họ Cà. Cây mọc hoang ở rất nhiều nơi khắp nước ta, hiện nay được trồng nhiều trong các vườn thuốc, ruộng canh tác dược liệu.

Theo nghiên cứu, cà gai leo chứa các hoạt chất alcaloid, tinh bột, flavonoid có tác dụng hạ men gan, hỗ trợ và ngăn ngừa xơ gan hiệu quả. Rất nhiều công trình nghiên cứu về cà gai leo đều cho kết quả tốt trong điều trị các bệnh gan.

tho xuan duong

Theo đông y, cà gai leo có vị the, tính ấm, hơi độc. Có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, thanh can trị các chứng viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, tăng men gan, giải độc rượu bia.

Cách dùng cà gai leo cũng rất đơn giản, chỉ cần đem toàn cây về rửa sạch, sau đó thái khúc và phơi sấy khô. Mỗi ngày dùng 10-20g cà gai leo khô sắc uống.

  • Cỏ nhọ nồi

Có tên khoa học Eclipta alba, khi vò nát cây tươi sẽ thấy ra nước màu đen nên còn được gọi là Cỏ mực. Tên thuốc là Hạn liên thảo do quả có hình đài như sen. Theo đông y hạn liên thảo có vị ngọt, chua, tính lương, quy kinh can thận, có tác dụng bổ can thận âm, thanh can nhiệt.

tho xuan duong 1

Tại Ấn Độ, Pakistan có nhiều đề tài nghiên cứu về cỏ nhọ nồi, nổi bật là “Nghiên cứu tác dụng bảo vệ lá gan của cỏ nhọ nồi” do tác giả Singh và cộng sự công bố trên tạp chí “Y sinh và dược vật học” năm 2001. Qua nghiên cứu chứng minh được công dụng bảo vệ gan, phòng và điều trị xơ gan của cỏ nhọ nồi rất tốt.

Còn tại Việt Nam năm 2013 có đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của cỏ nhọ nồi trên mô hình tổn thương gan” của Lê Thị Hải Yến, Phạm Thị Vân Anh thuộc đại học Dược Hà Nội đã kết luận: Cao cỏ nhọ nồi có tác dụng bảo vệ gan thông qua việc hạn chế tăng men gan và trọng lượng gan, đồng thời cỏ nhọ nồi cũng hạn chế được một phần tổn thương gan. Kết quả này không chỉ khẳng định tác dụng của cỏ nhọ nồi mà còn cho thấy, cây cỏ nhọ nồi tại Việt Nam cũng có tác dụng tương tự với các cây cỏ nhọ nồi tại các quốc gia khác trên thế giới.

  • Cây diệp hạ châu

Dân gian vẫn gọi là Chó đẻ răng cưa, tên khoa học là Phyllanthus urinaria. Cây chó đẻ răng cưa mọc hoang khắp mọi nơi rất dễ kiếm, không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước lân cận cũng có loài cây này.

Trong cây diệp hạ châu chứa nhiều thành phần hoạt chất như phyllathin và hypophyllanthin, các flavonoid, lignan, acid hữu cơ… mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học về diệp hạ châu như Nghiên cứu của viện dược liệu Việt Nam 1987 - 2000, nghiên cứu của Lê Võ Định Tưởng – Học viện quân y năm 1900 -1996… đều cho kết luận diệp hạ châu có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh gan.

tho xuan duong 4

Theo đông y diệp hạ châu có vị đắng, tính mát, quy kinh Can và Phế. Có công năng thanh nhiệt lương huyết, thanh can minh mục, sát trùng lợi tiểu. Dùng trong điều trị nhiều chứng bệnh như tăng men gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, giúp lợi tiểu trị sỏi thận và sỏi mật, kích thích tiêu hóa và hạ đường máu.

Cách dùng diệp hạ châu là lấy toàn cây đem phơi sấy khô, mỗi ngày sắc uống 8-20g. Tuy nhiên dùng cần có sự tư vấn của y bác sĩ, dùng quá nhiều liên tục có thể gây tác dụng phụ.

  • Cây dứa dại

Tên khoa học là Pandanus odoratissium L.F. thuộc họ Dứa dại Pandaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều vùng trong nước ta, trên các bãi cát ẩm, dọc ven bờ suối, bờ sông ngòi. Tác dụng mọi người biết đến nhiều là tác dung thanh nhiệt, giải độc, nên nó được chế biến thành trà và bán rất rộng rãi.

tho xuan duong 3

Theo đông y lá dứa có vị đắng, cay, thơm, có công năng sát khuẩn thanh nhiệt, hóa đờm lợi niệu. Rễ dứa dại có vị ngọt, tính mát tác dụng lương huyết, lợi tiểu, tiêu độc trừ đàm được dùng trị cảm mạo, phát sốt, viêm gan, xơ gan cổ trướng. Ngoài ra còn dùng quả trị lỵ.

Tại Việt Nam đã chiết xuất thành công cao Lophandanum từ dịch chiết lên men của Dứa dại và Cỏ lá tre có công dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan. Nghiên cứu đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cao Lophandanum do Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Hương thực hiện tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương cho thấy: cao Lophandanum có công dụng giúp hạ men gan, ngăn chặn quá trình thoái hóa, hoại tử tế bào gan và bảo vệ cấu trúc nhu mô gan chỉ trong 11 ngày.

  • Nhân trần

Nhân trần có thành phần coumarin, flavone, organic, furans, dầu bay hơi… Theo đông y có vị đắng, ngọt, tính hàn, quy kinh Can, Tỳ, Đởm, Vị có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi mật thoái hoàng. Trong dân gian Nhân trần được dùng rộng rãi pha làm trà uống hàng ngày, kết hợp cùng quả la hán sẽ ngon ngọt dễ uống.

tho xuan duong 2

Trong trị bệnh các thầy thuốc sẽ phối kết hợp các vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh, như điều trị viêm gan thường dùng bài Nhân trần cao thang (Nhân trần, Chi tử, Đại hoàng), Nhân trần ngũ linh tán (Nhân trần, Bạch truật, Trạch tả, Trư linh, Bạch Linh, Quế chi)…

Tiến sĩ – Lương y Phùng Tuấn Giang

comment Bình luận

largeer