Trang bị máy đo an toàn thực phẩm để người tiêu dùng tự kiểm tra?
Mua thực phẩm không chỉ dựa vào lòng tin
Chị Hoàng Nhật Trang (40 tuổi, ngụ Q. Đống Đa, TP. Hà Nội) cho rằng, với mặt hàng thực phẩm thì không thể mua bán dựa trên lòng tin bởi bây giờ ngay cả người bán cũng khó có thể biết được sản phẩm mình bán ra thiếu an toàn.
Chị Trang kể, hơn tháng trước chị có mua thịt bò khô từ một người quên từ vùng cao gửi xuống do chính tay họ làm. Mọi công đoạn đều được đảm bảo là sạch sẽ, nhưng gia đình chị Trang ăn vào vẫn bị đau bụng.
"Tìm hiểu ra mới biết, quá trình vận chuyển không đảm bảo kỹ nên thực phẩm bị ngấm nước mưa, bọc trong giấy báo nên nhiễm độc. Rõ ràng người bán không cố tình nhưng người mua vẫn ăn phải thực phẩm bẩn - độc" - chị Trang nói.

Các cửa hàng bán thực phẩm cần trang bị máy đo an toàn cho người tiêu dùng kiểm tra?
Còn bà Nguyễn Thị Nụ (66 tuổi, ngụ Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội) một lần vào cửa hàng hoa quả nhập ngoại trên đường Trần Duy Hưng, TP. Hà Nội mua thăm người ốm. Cửa hàng trưng đủ các loại giấy tờ cơ quan ban ngành cấp để chứng minh mặt hàng mình bán ra an toàn, sạch.
Nhưng chớ trêu thay, người nhà ăn hoa quả mà bà Nụ mua được khoảng vài tiếng thì nôn thốc tháo, phải chuyển xuống phòng cấp cứu vì tiêu chảy cấp.
Trang bị máy đo an toàn thực phẩm
Chị Trang thành thật, trong thời buổi thật giả lẫn lộn nên chị thường không yên tâm mỗi lần đi mua sắm, nhất là những mặt hàng thực phẩm chị thường kiểm tra kỹ lưỡng trước khi chọn mua.
Để đảm bảo sự an toàn cho bản thân và gia đình, chị Trang đã sắm hẳn một chiếc máy đo đo an toàn thực phẩm mini để mỗi lần đi chợ có thể kiểm tra bất cứ thứ gì mình định mua mà thấy nghi ngờ về độ an toàn.
Chị Trang chia sẻ: "Công nghệ hiện đại lại khó có thể phân biệt được bằng mắt thường, với các loại ra, củ, quả thì cũng bị người bán thả sâu vào cho ăn để đánh lừa người tiêu dùng, còn thực phẩm thì ngâm, tẩm hóa chất để làm tươi sản phẩm nên chỉ còn biết thử bằng máy cho yên tâm".
Bà Nụ sinh ra từ vùng nông thôn, hơn nửa đời người tiếp xúc với thực phẩm tự tay mình trồng ra nhưng bà cũng phải thựa nhận bây giờ không thể phân biệt được thực phẩm bẩn - sạch bằng mắt thường.
Để đảm bảo, bà Nụ đã phải trang bị cho mình một chiếc máy đo độ an toàn của thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Bà Nụ nhận xét: "Cửa hàng bán thực phẩm ngoại chợ không trang bị máy đo an toàn thực phẩm đã đành nhưng cả những cửa hàng lớn, tự quảng cáo bán thực phẩm chuyên nghiệp đa phần cũng không trạng bị máy đo cho người tiêu dùng kiểm tra. Điều này rất bất tiện và khiến cho người mua hàng không yên tâm".

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm