Trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng

Viêm họng, hôi miệng là tình trạng thường gặp ở bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày gây viêm họng, hôi miệng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu và khắc phục tình trạng viêm họng, hôi miệng do trào ngược dạ dày nhanh, hiệu quả nhất.
05/12/2022 12:02

Vì sao trào ngược dạ dày gây viêm họng, hôi miệng?

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một trong các bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Ợ nóng, nóng rát vùng sau xương ức, nuốt khó, đau khi nuốt, đắng miệng, chua miệng,… là các triệu chứng thường gặp của trào ngược dạ dày. Thực quản là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất ở người bệnh trào ngược dạ dày. Khi xảy ra các đợt trào ngược, thức ăn đang tiêu hóa dở, vi khuẩn đường tiêu hóa, acid của dạ dày,… trào lên thực quản. Trào ngược dạ dày gây hôi miệng, viêm họng do các nguyên nhân như:

Trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng. Ảnh minh họa

Trào ngược dạ dày gây viêm họng hôi miệng. Ảnh minh họa

- Thức ăn tiêu hóa dở trong dạ dày khi trào lên vòm họng, miệng sẽ đọng lại một phần. Các khe, hốc ở miệng, vòm họng không được vệ sinh đúng cách gây hôi miệng.

- Các vi khuẩn đường ruột thuộc họ Enterobacteriaceae có khả năng sinh ra khí hydro sunfua, vi khuẩn HP cũng có khả năng sinh ra khí hydro sunfua, dimethyl sulphide… Các khí này có mùi hôi đặc trưng gây ra hôi miệng.

- Acid HCl của dạ dày trào lên thực quản làm tổn thương niêm mạc thực quản. Lúc này các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào các tế bào thực quản gây nên tình trạng nhiễm khuẩn. Niêm mạc thực quản bị nhiễm khuẩn gây sưng, phù nề. Đó là lý do trào ngược dạ dày thực quản gây viêm họng.

Biện pháp khắc phục trào ngược dạ dày gây viêm họng, hôi miệng

Viêm họng, hôi miệng không chỉ đau đớn, khó chịu trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến sự tự tin, tâm lý người bệnh. Trào ngược dạ dày gây viêm họng, hôi miệng điều trị rất đơn giản, hiệu quả nhanh. Sự tuân thủ chặt chẽ của người bệnh là yếu tố quyết định giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh.

Phương pháp dân gian chấm dứt viêm họng, hôi miệng do trào ngược dạ dày

- Nước muối có công dụng sát khuẩn. Súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn, thức ăn đọng ra khỏi các hốc họng, miệng, kẽ răng. Khi súc miệng nên ngửa cổ để nước muối có thể xuống được họng. Trung bình thời gian một lần súc miệng khoảng 30 giây, mỗi ngày khoảng 02-03 lần. Nên áp dụng hàng ngày và sử dụng nước muối sinh lý 0,9% đã được vô khuẩn sẽ an toàn hơn nước muối tự pha.

- Gừng có chứa gingerol có tác dụng kháng khuẩn và khử mùi rất tốt. Chính vì thế, gừng là lựa chọn không thể thiếu để tạm biệt hôi miệngviêm họng. Đun sôi nước, thả khoảng 02-03 lát gừng đã thái lát vào. Để nguyên trong vòng 15 phút rồi đổ ra uống. Hoặc giã nát gừng trộn với muối tinh, ngậm trong khoảng 10 phút. Súc lại miệng với nước ấm.

- Trà xanh chứa polyphenol hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giảm mùi hôi và tình trạng viêm nhiễm. Pha trà với nước nóng. Dùng nước trà ấm súc miệng khoảng 15-30 giây, một ngày súc miệng khoảng 02-03 lần.

Các biện pháp điều trị tận gốc

Điều trị trào ngược dạ dày gây viêm họng, hôi miệng bằng mẹo dân gian thông thường chỉ có tác dụng tức thời. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày, tình trạng viêm họng, hôi miệng sẽ tái phát nhiều lần và ngày càng trầm trọng hơn. Kết hợp điều chỉnh lối sống và sử dụng thuốc là nguyên tắc trong điều trị trào ngược dạ dày.

- Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: thuốc trung hòa acid, thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc ức chế bơm proton (PPI).

- Hạn chế ăn cà chua, các sản phẩm từ cà chua, hoa quả họ cam quýt, gia vị, hành tỏi, ớt.

- Các thảo dược như hoa cúc, cam thảo,… hỗ trợ rất tốt cho dạ dày.

- Chia nhỏ bữa, giảm thời gian tiêu hóa của dạ dày.

- Không uống rượu bia, trà, đồ uống chứa caffeine.

- Không hút thuốc lá.

- Mặc đồ thoải mái, không quá chật.

- Giữ tinh thần thoải mái.

Theo Thaythuocvietnam

comment Bình luận

largeer