Trước dịch bệnh tay chân miệng nguy hiểm, cha mẹ không được quên việc này
Rửa tay bằng xà phòng
Theo các nhà khoa học, mỗi cm2 bề mặt da của cơ thể chứa tới hàng chục nghìn vi khuẩn có khả năng gây bệnh, tập trung nhiều ở da bàn tay với khoảng 200 triệu mầm bệnh, hỗn tạp nhiều loại vi khuẩn vì đôi tay thường xuyên tiếp xúc với đủ mọi vật trong cuộc sống.

Bàn tay thường là trung gian đem mầm bệnh vào cơ thể con người, trong đó có rất nhiều vi khuẩn gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như chân tay miệng, tiêu chảy cấp, cúm, tả, lỵ, thương hàn…
Có rất nhiều cách để phòng tránh sự lan truyền của vi khuẩn gây bệnh, nhưng đơn giản, hiệu quả nhất chính là vệ sinh tay đúng cách. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ một động tác rửa tay với xà phòng đã làm giảm tới 35% nguy cơ lây truyền các bệnh tiêu chảy.
Việc rửa tay cũng có thể làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, giảm đáng kể tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp từ 19 - 45% và phòng ngừa rất hiệu quả căn bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa ý thức được vai trò phòng bệnh của việc rửa tay.
Theo Bs Đỗ Thiện Hải – Phó Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây cho người khác, dễ bùng phát thành dịch. Tuy nhiên tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, số lượng người nhà vào thăm bệnh nhân rất đông nhưng rất ít người rửa tay trước khi ra khỏi phòng bệnh.Chính họ lại có thể trở thành nguyên nhân reo rắc bệnh từ bệnh viện ra cộng đồng".

Nổi bóng nước lòng bàn tay bàn chân là triệu chứng điển hình của bệnh tay
BS Lương Văn Chương – Phó khoa Cấp cứu – Bệnh viện Xanh Pôn đã chia sẻ một ví dụ bà đi chăm cháu bị tay chân miệng. Người bà này đã đi ra cổng viện mua ngô, tay bà vừa bế cháu mà bà bới cả nồi ngô, chính bà đã để lại một lượng virus khá lớn, các bà nội trợ khác mua về cho vợ chồng con cái ăn và nghiễm nhiên được hưởng. Vài ngày sau lại có thêm bệnh nhân mới. Nói thế để thấy ý thức vệ sinh của mình kém thế nào. Để cắt nguồn lây chỉ còn cách rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn".

Cần giữ vệ sinh thế nào để chặn đứng tay chân miệng lây lan?
Theo các bác sĩ, việc vệ sinh tay vô cùng quan trọng, được xem như vắc xin phòng bệnh. Đối với trẻ nhỏ càng cần chú trọng đến vệ sinh tay, bởi hệ miễn dịch yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên việc rửa tay và giữ vệ sinh như thế nào là đúng cách để phòng tránh dịch bệnh tay chân miệng lây lan.
Dưới đây là khuyến cáo của các chuyên gia y tế:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt vào 5 thời điểm quan trọng sau: trước khi chế biến thức ăn; trước khi ăn/cho trẻ ăn; trước khi bế ẵm trẻ; sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ; sau khi ho, hắt hơi hoặc sổ mũi làm dính các chất dịch tiết trên đôi bàn tay.
- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi …
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Đối với trẻ đã mắc bệnh chân tay miệng hoặc các bệnh truyền nhiễm khác phải điều trị tại bệnh viện, cha mẹ và gia đình nên lưu ý:
- Khi chăm sóc trẻ, người chăm sóc có thể nhiễm virus gây bệnh. Vì vậy những người này không nên đi lại tự do giữa các phòng bệnh hoặc đi ra ngoài bệnh viện.
- Hạn chế tối đa người nhà vào phòng bệnh. Khi vào thăm bệnh nhi đang điều trị và tiếp xúc với các vật dụng đang sử dụng trong bệnh viện, người tới thăm có thể mang mầm bệnh ra cộng đồng.
- Không nên mang các vật dụng, đồ chơi từ bệnh viện về nhà, nếu mang về thì cần tiệt trùng sạch sẽ.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm