Trẻ bị tay chân miệng cần đặc biệt lưu ý gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm khiến không ít mẹ cảm thấy lo lắng. Nhiều biểu hiện kèm theo bao gồm sốt cao, co giật, thậm chí chúng còn gây nên nhiều biếng chứng nguy hiểm cho bé. Dưới đây là 10 điều đặc biệt lưu ý về bệnh chân tay miệng ở trẻ em giúp trẻ điều trị không biến chứng.
14/10/2018 12:35

Lưu ý về biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Thứ nhất, thông thường bệnh tay chân miệng khi bùng phát đều có những biểu hiện cụ thể báo hiệu bệnh. Trong đó, tiêu biểu trong giai đoạn đầu mẹ cần lưu ý với biểu hiện sốt kèm theo bong bóng nước.

Đặc biệt nên chú ý biểu hiện cụ thể của sốt. Nếu như sốt có kèm theo bong bóng nước, nổi khắp bộ phận của cơ thể bé thì đó mới là biểu hiện của bệnh tay chân miệng. Bởi vì nếu chỉ có biểu hiện sốt không thì có thể gây nhầm lẫn với các loại bệnh khác như viêm màng não hay sốt siêu vi.

Trẻ bị tay chân miệng cần đặc biệt lưu ý gì. Thứ nhất, bệnh nhân tay chân miệng nên chú ý biểu hiện của bệnh

Thứ hai lưu ý về thời gian khỏi bệnh của bệnh tay chân miệng

Đa phần bệnh tay chân miệng này là bệnh lành tính để có thể tự khỏi sau 3 đến 5 ngày nếu như được chữa trị kịp thời.

Thứ 3, Nhiều mẹ lơ là với các biểu hiện của bệnh, khiến cho các bong bóng nước nổi ngày càng nhiều. Miệng trở nên lở loét nặng, mới đưa trẻ đi nhập viện thì có thể chỉ sẽ gặp nguy hiểm với các biến chứng của bệnh như biến chứng về tim mạch như hô hấp, thần kinh viêm não, viêm cơ tim. Vì thế, mẹ nên lưu ý chữa trị cho bé ngay khi có những dấu hiệu nhẹ.

Lưu ý vệ sinh cho trẻ bị tay chân miệng.

Những lưu ý về cách vệ sinh thân thể cho trẻ bị tay chân miệng cần phải được làm rõ. Khác với quan niệm trẻ bị bệnh tay chân miệng không được tắm nhiều, ngược lại khi bị tay chân miệng càng phải được vệ sinh sạch sẽ.

Khi tắm cho trẻ bị tay chân miệng còn phải tắm với nước ấm và xà phòng. Trong trường hợp tắm cho trẻ có bong bóng nước bị vỡ thì phải cho trẻ sát khuẩn bằng nước muối sinh lý hoặc xà phòng và dùng dung dịch kháng khuẩn giúp trẻ tránh bị nhiễm trùng.

Bằng những cách xử lý đúng đắn khi trẻ bị vỡ bong bóng nước, sẽ giúp trẻ không mang sẹo sau này. Cũng không gây ngứa mà một thời gian sau sẽ khô đi và lành hẳn.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng

Khi trẻ bị tay chân miệng cũng không cần phải quá kiêng cử quá nhiều thức ăn. Do trong giai đoạn này có những vết loét trong miệng khiến trẻ bị đau dẫn đến bỏ ăn. Vì thế chúng ta nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm mịn mỏng và dễ tiêu hóa. Đặc biệt nên tránh các thức ăn cay, nóng, mặn, chứa nhiều gia vị sẽ khiến tình trạng bệnh của trẻ bị nặng thêm.

Trẻ bị tay chân miệng cần đặc biệt lưu ý gì. Khi trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh nên lưu ý cho trẻ ăn những thức ăn mềm

Điều chú ý thứ hai về chế độ dinh dưỡng của trẻ là mẹ nên bổ sung nhiều nước. Nhất là nước trái cây có nhiều vitamin trong giai đoạn này để giúp trẻ tăng sức đề kháng.

Với những lưu ý trên thì mẹ có thể chăm sóc tốt trẻ bị tay chân miệng. Càng hiểu hơn về bệnh tay chân miệng để phòng ngừa, chữa trị kịp thời cho trẻ.

comment Bình luận

largeer