Chăm sóc bệnh tay chân miệng ở trẻ em như thế nào?

Với những trường hợp trẻ bị tay chân miệng ở dạng nhẹ thường sẽ được điều trị và chăm sóc tại nhà. Vậy điều trị tại nhà như thế nào để hiệu quả và tránh những biến chứng nghiêm trọng cho trẻ
12/10/2018 14:34

Dấu hiệu nhân biết trẻ bị bệnh tay chân miệng  

Để có thể biết được cách điều trị và chăm sóc ra sao thì với loại bệnh nào chúng ta cũng cần tìm hiểu biểu hiện của chúng. Đối với bệnh tay chân miệng ở trẻ em cũng vậy, riêng với những trẻ bị bệnh tay chân miệng ở thì hầu hết chỉ cần biết được dấu hiệu cách chăm sóc đúng đắn thì trẻ sẽ khỏi bệnh sau vài ngày mà không để lại biến chứng gì về sau. Vậy dấu hiệu dễ nhận biết nhất là gì?

- Trẻ có thể thấy bứt rứt trong người, dẫn đến trẻ thường xuyên quấy khóc, khó chịu, không ngủ được, không chịu ăn hay bú.

Chăm sóc bệnh tay chân miệng ở trẻ em như thế nào. Một số biểu hiện đặc trưng của bệnh tay chân miệng là nổi bong bóng nước.

- Trên da tại một số vùng như mông, chân, tay hoặc trong và ngoài miệng ban đầu chỉ là những nốt phỏng, những nốt mụn có nước bên trong. Những nốt này khá giống với trường hợp trẻ bị thủy đậu, nóng trong, nhiệt miệng, chốc, lở…

- Một số trường hợp có thể kèm theo cả sốt nhẹ

Chăm sóc trẻ em bị tay chân miệng như thế nào?

Với những trường hợp này thì các phụ huynh có thể yên tâm là chỉ cần điều trị chăm sóc tốt thì bệnh sẽ khỏi rất nhanh mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Vậy điều trị như thế nào?

Cách điều trị: để có thể biết chắc chắn là trẻ bị bệnh tay chân miệng hay là bị thủy đậu hay những bệnh khác có biểu hiện tương đương thì các gia đình nên cho con đi khám để tham khảo trực tiếp ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra nếu bạn chắc chắn là con bị bệnh tay chân miệng ở   rồi thì các mẹ cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng (đủ 4nhóm chất cơ bản là chất béo, vitamin, chất đạm, chất xơ ngoài ra cần có cả khoáng chất).

Tất cả những thực phẩm cần nấu mềm, mịn để giúp trẻ ăn dễ hơn, cơ thể cũng dễ hấp thụ hơn. Nên chia nhỏ các bữa ăn, mỗi bữa cách nhau khoảng 3 tiếng.

Chăm sóc bệnh tay chân miệng ở trẻ em như thế nào. Chữa bệnh tay chân miệng cho trẻ cần cho trẻ ăn những thức ăn mềm.

Bên cạnh đấy, ngoài việc cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt như paracetamol liều 10 mg/kg/lần. Thì các phụ huynh cũng nên mua thêm nước điện giải nhằm trường hợp trẻ bị sốt dẫn đến mất nước nhiều.

Ngoài ra thì cần phải luôn luôn giữ vệ sinh răng miệng, cơ thể trẻ. Thường xuyên lau chùi, tắm rửa nhất là những vùng bị lở loét, trước khi ăn và sau ăn phải súc miệng. Để đảm bảo là chúng ta đang chăm sóc đúng hướng thì các bạn có thể cho trẻ đi tái khám sau 2 – 3 ngày đầu.

Với những thông tin vừa chia sẻ, hy vọng sẽ giúp cho những ông bố bà mẹ có thêm nhiều kiến thức về cách điều trị và chăm sóc bệnh tay chân miệng ở trẻ em

comment Bình luận

largeer