Trẻ đi phân nhầy lẫn máu có nguy hiểm không?
Đối với các bậc cha mẹ đang nuôi con nhỏ, theo dõi sự thay đổi ở phân của bé là việc làm cần thiết bởi qua đó có thể đánh giá được phần nào tình trạng sức khỏe của bé.
Theo các nghiên cứu chỉ ra, phần lớn biến đổi của phân ở trẻ em đều bắt nguồn từ thay đổi chế độ ăn. Điều chỉnh ăn uống có thể làm thay đổi màu sắc, mùi, mật độ và khối lượng phân. Nhiều loại thuốc uống cũng ảnh hưởng tới hình thức của phân.

Hình minh họa.
Trong một số trường hợp, trẻ có biểu hiện đau bụng, đi ngoài nhiều lần và trong phân có lẫn dịch nhầy kèm máu, cha mẹ nên đặc biệt lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh:
Bệnh kiết lỵ: Đây là một trong những vấn đề tiêu hóa gây ra tình trạng đi ngoài tiêu chảy kèm theo máu. Bệnh lỵ xảy ra khi đường ruột của trẻ bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.... Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh này là trực khuẩn Enterobacter shigella và amip Entamoeba histolytica.
Bệnh lỵ là một dạng nhiễm trùng có mức độ nghiêm trọng, trẻ có thể bị tử vong khi vi khuẩn xâm nhập vào máu nếu không điều trị kịp thời.
Ngoài biểu hiện đi ngoài ra chất nhầy và máu, trẻ bị kiết lỵ còn kèm theo một số triệu chứng khác như đi đại tiện nhiều lần, trẻ có xu hướng quấy khóc khi đại tiện,…
Kiết lỵ thường ở 2 dạng là kiết lỵ amip và kiết lỵ trực trùng.
Bệnh lồng ruột cấp tính: Bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 4-9 tháng tuổi. Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh này là đau bụng dữ dội. Trẻ thường có biểu hiện ưỡn người, bỏ ăn, khóc thét thành từng cơn và lười vận động. Ngoài ra, trẻ còn nôn ói và đi ngoài ra chất nhầy có lẫn máu. Nếu có những dấu hiệu này cha mẹ nên đưa ngay bé đến cơ sở y tế để tránh hậu quả xấu xảy ra.
Bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn: Vi khuẩn Clostridium, Salmonella, tụ cầu,… là những tác nhân chính gây ra tình trạng tiêu chảy nhiễm trùng. Do trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, còn non yếu nên dễ bị các vi khuẩn có hại tấn công. Ở bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn, biểu hiện điển hình là trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày,trong phân xuất hiện chất nhầy màu vàng, màu nâu và lẫn máu. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy còn dễ đau bụng, nôn ói thường xuyên, chán ăn, mệt mỏi và hạ thân nhiệt.
Bệnh Polyp đại trực tràng: Nguyên nhân được xác định là do khối polyp trực tràng sát hậu môn nên có thể gây kích thích khiến phân nhầy máu và dễ nhầm với hội chứng lỵ.
Lưu ý, khi trẻ bị đi ngoài nhiều lần, có lẫn dịch nhầy và máu, phụ huynh tuyệt đối không nên lơ là, chủ quan. Cần đưa bé đến thăm khám và kiểm tra sức khỏe để các bác sỹ tư vấn, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Thúy Hồng (tổng hợp)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm