Trẻ một tuổi bị hoại tử vết bỏng sau khi đắp thuốc
Các bác sĩ tại khoa Chất thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, cảnh báo về một trường hợp tự chữa bỏng tại nhà gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Đó là bệnh nhân Đ.N.A. (sinh năm 2019, ở Diễn Châu), nhập viện trong tình trạng bỏng nước sôi vùng bụng nhiều ngày.
Trước đó, gia đình nghe theo lời giới thiệu của người quen, lấy thuốc lá trị bỏng để đắp cho con. Tuy nhiên, tình trạng của trẻ không đỡ, thậm chí, ngày càng sưng to, đau rát. Kèm theo đó, bệnh nhân bị sốt cao không dứt.
Theo tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Thái Văn Bình, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bé A. nhập viện trong tình trạng vết bỏng bị sưng nề, chảy dịch đục, vùng cổ, ngực, bụng, cẳng tay phải bị phồng rộp nước, có phần hoại tử đen kèm theo chảy mủ hôi, nhiễm trùng nặng.

Ngay khi nhập viện, bệnh nhân A. đã được các bác sĩ, điều dưỡng khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng làm sạch dịch mủ và vệ sinh sạch sẽ tại vị trí bỏng. Đồng thời, bé được điều trị toàn thân, truyền kháng sinh, dịch, dùng thuốc giảm đau, mổ cắt lọc hoại tử bỏng 2 lần.
Bác sĩ Bình cho biết bé A. bị hoại tử bỏng sâu độ 3, 4 do nước sôi. Cùng đó, bé bị nhiễm trùng do bôi thuốc lá. Nó tạo màng gây tăng độ sâu cho vết thương, khiến việc chữa trị thêm phần phức tạp.
Bệnh nhi bị nhiễm trùng, độc nặng phải dùng kháng sinh liều cao, sức khỏe chưa ổn định. Do đó, bé phải chuyển khoa Hồi sức tích cực Ngoại điều trị rồi mới về khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng để tiến hành ghép da. Hiện tại, bé A. được tiến hành ghép da lần 2 và theo dõi, điều trị tại bệnh viện.
Thời gian qua, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận nhiều trường hợp nhập viện điều trị trong tình trạng nhiễm trùng vết bỏng vì đắp thuốc không rõ nguồn gốc. Nhiều bệnh nhân vùng bỏng đã hoại tử sâu, phải ghép da rất phức tạp, thời gian điều trị kéo dài và tốn rất nhiều chi phí.
Các bác sĩ khuyến cáo khi bị bỏng, gia đình cần cách ly người bệnh tránh xa tác nhân gây bỏng, xả vết thương dưới vòi nước mát ít nhất 15 phút. Chúng ta tuyệt đối không dùng đá để tránh gây bỏng lạnh. Việc hạ nhiệt vùng bỏng sẽ giúp giảm sưng, độ sâu của vết thương và nguy cơ gây sốc cho nạn nhân.
Nếu có bọng nước, kết vảy, chúng ta không nên bóc. Khi chúng bị vỡ ra dễ gây nhiễm trùng, tổn thương nặng hơn. Chúng ta tuyệt đối không xoa dầu, bôi kem đánh răng, trứng gà, mỡ trăn, dầu cá, đắp lá…, lên vùng bỏng vì dễ bị nhiễm trùng. Sau khi sơ cứu, nạn nhân cần đưa ngay đến bệnh viện để được khám bệnh và điều trị, tránh các biến chứng.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Sẹo và thuốc trị sẹo Kaapvaal từ Công nghệ Y học tái tạo
Sẹo là dấu vết không mong muốn sau mỗi tổn thương trên da, có thể xuất hiện do tai nạn, bỏng, mụn trứng cá, phẫu thuật hoặc bệnh lý da liễu. Dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẹo có thể gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người mất tự tin.March 21 at 10:00 am -
Pfizer và VNVC ký thảo luận về sản xuất vắc xin
Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Pfizer và Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký kết hợp tác chia sẻ kiến thức, xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam.March 19 at 10:56 am -
Sữa & Bỉm Thanh Hiền - Nâng niu yêu bé, chăm sóc mẹ mỗi ngày
Với 9 năm hoạt động, cửa hàng Sữa & Bỉm Thanh Hiền khẳng định là điểm đến uy tín, đồng hành cùng ba mẹ trong chăm sóc bé. Phương châm "Vì con yêu là điều quý giá", Thanh Hiền đã mang đến sản phẩm chất lượng cho bé trong suốt hành trình khôn lớn.March 18 at 4:51 pm -
Hệ thống tiêm chủng VNVC tặng Bộ Y tế 500.000 liều vaccine sởi chống dịch
Chiều 17/3, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã trao tặng 500.000 liều vaccine sởi (MVVAC - Việt Nam) cho Bộ Y tế, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine sởi trên toàn quốc.March 18 at 9:04 am