Triệu chứng bệnh thận
Triệu chứng bệnh thận
Thận được biết đến là cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể và đóng vai chủ yếu là loại bỏ chất thải cùng nước dư thừa trong máu.
Những nghiên cứu cho thấy, thận có thể gạn lọc mỗi ngày khoảng 200 lít máu và sản xuất khoảng 2 lít nước tiểu để đảm bảo cơ thể không còn chứa các chất độc hại tồn dư. Khi một phần thận hoặc toàn bộ thận mất đi khả năng thực hiện những chức năng trên có thể làm thận suy yếu.
Triệu chứng bệnh thận. Nếu thận suy yếu sẽ làm ảnh hưởng đến các chứng năng khác của cơ thể
Nếu thận bị suy yếu, không thực hiện được các chức năng bình thường làm chất phế thải và các chất độc hại bị dư thừa cùng nước bị giữ lại khiến cơ thể gặp nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bệnh thận rất khó phát hiện ra và diễn biến khó lường đến khi vào giai đoạn suy thận sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng trong điều trị.
Việc có lối sống lành mạnh sẽ giúp cơ thể có thêm sức đề kháng phòng, chống bệnh suy thận và giảm nguy cơ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm khác.
Khi có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đi kiểm tra và có các biện pháp điều trị kịp thời trước khi tình trạng bệnh nặng thêm.
Những dấu hiệu của thận khi đi tiểu
Nếu có những dấu hiệu ngay dưới đây cần đi kiểm tra tại các cơ sở y tế uy tín để có được kết quả chính xác nhất.
1. Đi tiểu đêm thường xuyên
Dấu hiệu đầu tiên có thể thấy rõ nhất của bệnh thận chính là việc đi tiểu đêm thường xuyên. Do chức năng của thận bị suy yếu dẫn đến nhu cầu đi tiểu của bệnh gia tăng.
Không chỉ là dấu hiệu của suy thận mà đây cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh khác như nhiễm trùng đường tiểu hay phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.
Triệu chứng bệnh thận. Đi tiểu thường xuyên
2. Nước tiểu có nhiều bọt
Việc đi tiểu có nhiều bọt trong nước chứng tỏ chức năng của thận đang bị rối loạn. Dấu hiệu bọt nước tiểu lâu tan do có quá nhiều protein trong đó.
3. Nước tiểu có máu
Các tế bào máu có thể bị rò rỉ ra ngoài cùng nước tiểu do chức năng của thận suy yếu. Việc thấy nước tiểu có máu là cảnh báo của nhiều căn bệnh khác như khối u, sỏi thận hay bị nhiễm trùng...
4. Những triệu chứng khác
Nước tiểu có màu sẫm hay màu nhạt hơn so với bình thường hoặc cảm thấy căng tức đi tiểu khó chịu... cũng là những dấu hiệu cảnh báo bệnh thận.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh thận
Bên cạnh những triệu chứng ở trên, dấu hiệu của bệnh thận dưới đây cũng cần được quan tâm bởi đây là những dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng.
1. Phù
Chức năng của thận là loại bỏ lượng nước dư thừa và các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nếu thận suy yếu tức là những chất lỏng dư thừa không được loại bỏ và tích tụ lại trong cơ thể khiến một số bộ phận trên cơ thể bị phù như chân, tay, bàn chân, cổ chân...
2. Ngứa
Ngứa là biểu hiện của máu bị nhiễm độc do thận bị suy khiến các chất thải không được đào thải khỏi máu.
3. Đau chân, đau cạnh sườn
Các triệu chứng đau lưng, đau chân hay đua sườn thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh thận. Triệu chứng này xảy ra do các nang trong thận chứa nhiều chất lỏng khiến phình to lên và gây đau.
Triệu chứng bệnh thận. Nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến suy thận
4. Buồn nôn và nôn
Khi để quá nhiều chất thải tích tụ trong máu sẽ dẫn đến chứng ure huyết gây cảm giác buồn nôn, thậm chí là nôn mửa.
5. Hơi thở có mùi
Chứng ure huyết được nói đến ở trên khiến hơi thở người bệnh có mùi amoniac khó chịu.
6. Mệt mỏi
Nếu thận khoẻ mạnh sẽ tự sản sinh ra hormone có tên erythropoi-etin có chức năng thông báo đến cơ thể tạo tế bào hồng cầu mang oxy.
Tất nhiên hormone ery-thropoietin này sẽ không được tạo ra do thận bị suy khiến các tế bào hồng cầu bị giảm khả năng vận chuyển oxy. Khi oxy không được đưa vào cơ thể dẫn đến các hệ cơ và đầu óc nhanh chóng kiệt sức, mệt mỏi. Tình trạng này còn gọi là thiếu máu.
7. Ảnh hưởng đến thị giác, hay chóng mặt
Thận yếu gây ra tình trạng thiếu máu do não không được cung cấp đủ oxy gây ra cảm giác hoa mắt, chóng mặt, không thể tập trung làm việc, học tập hay những hoạt động khác.
8. Thở nông
Do chất lỏng dư thừa trong cơ thể bị tích tụ trong 2 lá phổi và thiếu máu luôn khiến người bệnh cảm thấy khó thở, hơi thở không sâu, hay hụt hơi.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính
Những người có tiền sử của bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh di truyền... rất dễ phát triển thành bệnh thận. Ngoài ra, còn có một số căn bệnh khác cũng rất dễ dẫn đến bệnh thận như nhiễm khuẩn, tắc nghẽn, bệnh bẩm sinh đường tiết niệu; bệnh Lupus ban đỏ hệ thống; bệnh phì đại và ung thư tuyến tiền liệt...
Triệu chứng bệnh thận. Những người từng bị đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận...rất dễ phát triển thành bệnh thận
Nếu là người sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) dài hạn như ibuprofen, ketoprofen và một số thuốc kháng sinh cũng có tác động đến nguy cơ bị bệnh thận mạn tính. Hơn nữa, bệnh thận không dễ dàng phát hiện bởi bệnh không có các triệu chứng đến khi đã tiến triển.
Để có cách chăm sóc và phương pháp khắc chế bệnh thận kịp thời cần đến cơ sở y tế thử nước tiểu, thử máu và đo huyết áp thường xuyên.
Nguy hại của bệnh thận mạn tính
Nếu có các biểu hiện như thiếu máu, bệnh xương, tổn thương thần kinh và tăng huyết áp cho thấy bệnh thận đang có những diễn biến xấu.
Trường hợp bệnh phát triển gây tổn thương thần kinh ngoại biên làm chân tay yếu, nóng rát khó chịu và bứt rứt ở bàn chân, thậm chí dáng đi cũng thay đổi.
Huyết áp tăng là hậu quả của bệnh thận và là nguyên do chính dẫn đến suy thận mạn tính làm tổn thương tim và mạch máu.
Thận bị suy không còn duy trì cân bằng dịch trong cơ thể tác động đến huyết áp tăng lên. Nếu để ứ đọng ở phổi có thể gây ra khó thở hoặc suy tim do sung huyết.
Cách phòng tránh
Cung cấp nước mỗi ngày từ 1,5 - 2 lít cho cơ thể đảm bảo thận làm việc tốt.
Muối là "khắc tinh" của thận và huyết áp vì vậy cần hạn chế dùng muối.
Hút thuốc là làm bệnh thận phát triển nhanh hơn.
Sử dụng thuốc cho bệnh thận cần có sự hướng dẫn và kê đơn của bác sỹ.
Không nên lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.
Xây dựng khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng hợp lý, điều độ tránh ảnh hưởng đến trọng lượng và thừa cholesterol.
Triệu chứng bệnh thận. Cần có các biện pháp phòng tránh bệnh thận đúng cách
Món ngon cho người bệnh thận
Dựa theo những dấu hiệu ở trên, người bệnh có thể lựa chọn cho mình những món ăn bổ dưỡng dưới đây để phục hồi chức năng của thận.
1. Nước sắc đậu xanh
Sử dụng vỏ đậu xanh hay hạt đậu xanh sắc lấy nước uống hằng ngày.
2. Nấu mộc nhĩ
Nguyên liệu: 15g mộc nhĩ đen, 15g mộc nhĩ trắng.
Cách làm: ngâm đến khi nở đều rồi rửa sạch. Tiếp tục nấu chung cho thêm ít đường vừa miệng, dùng ăn hết.
Triệu chứng bệnh thận. Bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng cho người bệnh thận
3. Lục nguyệt tuyết hầm gà đen
Nguyên liệu: 60g lục nguyệt tuyết, gà đen nguyên con, gia vị.
Cách làm: rửa sạch lục nguyệt tuyết, sử dụng vải màn để bọc lại rồi luộc kỹ. Gà làm sạch rồi nhồi gói lục nguyệt tuyết vào, cho thêm nước để luộc. Khi đun nấu đợi gà nhừ, đem vớt gói lục nguyệt tuyết ra. Dùng ăn nóng, tuần ăn 1 - 2 tuần.
4. Cá diếc hồng trà
Nguyên liệu: 15g hồng trà, cá diếc nguyên con.
Cách làm: cá diếc đem rửa sạch rồi nhồi hồng trà vào bụng cá. Hầm cá với nước cùng gia vị cho nhừ. Dùng khi nóng trong một thời gian.
5. Cơm nếp với câu kỷ tử
Nguyên liệu: 25g câu kỷ tử, 500g gạo nếp, 2 cái can bối, 10 con tôm to, 50g thịt giăm bông.
Cách làm: ngâm câu kỷ tử đến khi mềm, gạo nếp ngâm 3 tiếng. Sau khi ngâm xong để ráo nước và cho vào nồi đun nhừ với sợi can bối, tôm, giăm bông cùng ít muối. Đun sôi cho thêm chút bột gừng, rượu, xì dầu thì đun nhỏ lửa. Dùng ngày ăn từ 1 - 2 lần thay cơm, ăn liên tục và thường xuyên.
6. Canh phụ tử với dạ dày heo
Nguyên liệu: 1 cái dạ dày heo, 10g phụ tử chín.
Cách làm: dạ dày heo rửa sạch rồi nhét phụ tử vào, sử dụng chỉ để khâu lại rồi hầm 2 tiếng trong nồi đất. Có thể nêm nếm gia vị cho vừa, tuần ăn vài lần.
7. Gan heo nấu đỗ trọng
Nguyên liệu: 50g đỗ trọng, 200g gan heo.
Cách làm: rửa sạch gan heo rồi sắt thành miếng cho vào nồi nấu thành canh với đỗ trọng, khi gan nhừ nêm nếm gia vị.
Người bệnh thận cần chú trọng đến chế độ ăn uống để đảm bảo sức khoẻ cho cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tập luyện thường xuyên cùng vận động cơ thể.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm