Tự cai thuốc lá 4T theo hướng dẫn của Thầy thuốc ưu tú Quan Văn Hùng

Sáng ngày 22/11, Ths.BS.TTƯT Quan Văn Hùng – PGĐ Trung tâm Y võ đường Dưỡng Sinh (Viện võ học Việt Nam), nguyên chủ nhiệm Khoa Ung thư Viện Y Dược học dân tộc TP. HCM, Chủ nhiệm CLB 4T Saigon chia sẻ về tác hại của thuốc lá, hướng dẫn cách cai thuốc lá theo phương pháp 4T: “Tâm an, thực phẩm, tập dưỡng sinh và thuốc” trong Hội nghị truyền thông tác hại của thuốc lá tại cộng đồng năm 2022.
01/12/2022 14:58
Toàn cảnh Hội nghị truyền thông tác hại của thuốc lá tại cộng đồng năm 2022

Toàn cảnh Hội nghị truyền thông tác hại của thuốc lá tại cộng đồng năm 2022

Tác hại của thuốc lá

Thuốc lá là sản phẩm độc hại, trong thuốc lá có chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có hơn 70 chất gây ung thư. Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân của hơn 25 căn bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các bệnh tim mạch,... Khói thuốc lá không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho người hút mà còn gây bệnh tật cho những người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc.

Ông Tạ Quang Vinh - Tổng Thư ký Trung Ương Hội GDCSSKCĐ Việt Nam chia sẻ tại Hội nghị

Ông Tạ Quang Vinh - Tổng Thư ký Trung Ương Hội GDCSSKCĐ Việt Nam chia sẻ tại Hội nghị

Ở Việt Nam, các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, khoảng 40.000 ca tử vong mỗi năm (hơn 100 người chết vì thuốc lá mỗi ngày). Nếu không có can thiệp khẩn cấp, ước tính số tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá mỗi năm sẽ tăng lên thành 70.000 người vào năm 2030. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới với 47,4% nam giới trưởng thành hút thuốc, tỷ lệ nữ giới hút thuốc thấp hơn, chỉ chiếm 1,4% nữ giới trưởng thành.

Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu. Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: Rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy v.v.

Ngoài ra hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, đối với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em.

Ông Phạm Đình Vương - Trưởng Văn phòng Đại diện Hội GDCSSKCĐ Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh

Ông Phạm Đình Vương - Trưởng Văn phòng Đại diện Hội GDCSSKCĐ Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh

Bà Nguyễn Thị Thanh Vân - Phó Trưởng Văn phòng Đại diện Hội GDCSSKCĐ Việt Nam tại TP. HCM

Bà Nguyễn Thị Thanh Vân - Phó Trưởng Văn phòng Đại diện Hội GDCSSKCĐ Việt Nam tại TP. HCM

Hướng dẫn cai thuốc lá 4T

Ths.BS.TTƯT Quan Văn Hùng - Chủ nhiệm CLB 4T Saigon cho biết, cai thuốc lá là một quá trình vô cùng khó khăn, thuốc lá rất dễ nghiện và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, không chỉ của bảnthân mà còn của những người xung quanh.

Ths.BS.TTƯT Quan Văn Hùng – PGĐ Trung tâm Y võ đường Dưỡng Sinh (Viện võ học Việt Nam), nguyên chủ nhiệm Khoa Ung thư Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm CLB 4T Saigon

Ths.BS.TTƯT Quan Văn Hùng – PGĐ Trung tâm Y võ đường Dưỡng Sinh (Viện võ học Việt Nam), nguyên chủ nhiệm Khoa Ung thư Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm CLB 4T Saigon

Để bỏ được thuốc lá cần lý do và động lực để quyết tâm cai thuốc. Việc cai thuốc lá không chỉ tốt cho bản thân mà còn là hành động bảo vệ sức khỏe những người thân yêu xung quanh, đặc biệt đối với trẻ em.

Khi cố gắng cắt giảm hoặc từ bỏ thuốc lá, việc thiếu hụt nicotine sẽ dẫn đến các triệu chứng cai thuốc ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần: Về thể chất, cơ thể sẽ có phản ứng lại vì thiếu hụtnicotine như ho và gây mất tập trung; về tinh thần, người hút thuốc phải đối mặt với việc từ bỏ một thói quen, dẫn đến những thay đổi rất lớn về hành vi, vì vậy người đang cai thuốc có thể có một số biểu hiện như cáu gắt, căng thẳng; về mặt cảm xúc, người hút cảm thấy như mất đi một người bạn thân buồn rầu, trì trệ, mau quên, không tỉnh táo, khó tập trung,... Do đó, để thành công trong quá trình bỏ thuốc, người hút cần phải tìm các biện pháp giải quyết triệt để các yếu tố nghiện thuốc lá kể trên.

Quyết tâm cai thuốc lá, đây là giai đoạn mà người hút thuốc lá cần có một quyết tâm cao, vững vàng để thực sự bắt đầu với cuộc chiến này. Khi đã thực sự quyết tâm, hãy chọn ngày bắt đầu hành trình cai thuốc lá.  Việc khó khăn nhất chính là vượt qua tất cả cám dỗ trong quá trình cai thuốc lá. Trước những cám dỗ này, có thể cảm thấy khó chịu, bứt rứt. Tuy nhiên, với một tinh thần vững vàng và sự hỗ trợ của người thân, sẽ dần không bị lệ thuộc vào thuốc lá.

Hoạt động thể chất có thể làm giảm thèm nicotine và cũng thoát khỏi một số triệu chứng nghiện thuốc. Thay vào việc muốn lấy một điếu thuốc để hút thì hãy tập trung vào làm một việc khác. Ngay cả việc tập thể dục nhẹ cũng rất hữu ích, như đi dạo hay tập thể dục dưỡng sinh, thường xuyên massage, nghe nhạc thư giãn, học yoga hay thái cực quyền. Nếu có thể, trong vài tuần lễ đầu tiên cai thuốc, nên tránh những tình huống căng thẳng.

Khi ngừng hút, sự vắng mặt của nicotine có thể bực bội, phiền muộn, bồn chồn, giận dữ. Cơn thèm khát để được rít một hơi thuốc luôn thôi thúc. Liệu pháp thay thế nicotine có thể làm giảm những cảm giác này.

Để dễ dàng cai thuốc lá mà không cần sử dụng các sản phẩm chứa nicotine, nên xin đơn thuốc từ bác sĩ. Có những loại tân dược làm giảm cơn thèm thuốc lá bằng cách tác động lên các vùng của não bị ảnh hưởng bởi nicotine. Sự thay đổi này có thể làm giảm cảm giác thỏa mãn khi b hút thuốc. Các loại thuốc khác có thể giúp làm giảm các triệu chứng phiền toái khi cai nghiện, như là chứng trầm cảm hay mất khả năng tập trung.

Về chế độ ăn uống, đừng cố gắng ăn kiêng trong quá trình cai thuốc. Vì quá nhiều nguyên tắc khắt khe sẽ gây phản tác dụng. Thay vào đó chủ yếu ăn nhiều trái cây và rau xanh và những sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp.

Bảo Bình - Trần Cường

comment Bình luận

largeer