Tư thế giúp trẻ ngồi học đúng không bị vẹo cột sống

Khi ngồi viết không đúng tư thế, trẻ sẽ dễ bị cong vẹo cột sống, lệch góc xương bả vai, gù lưng hoặc cận thị.Việc ngồi sai tư thế sẽ ảnh hưởng rất xấu đến vóc dáng con vì thế các mẹ cần rèn luyện tư thế ngồi và cách cầm bút cho trẻ đề phòng bệnh học đường.
11/05/2018 21:41

1. Tác hại ngồi học sai đúng tư thế

Những tư thế ngồi không đúng có thể gây nên những căn bệnh học đường trở thành thối quen sẽ để lại di chứng theo trẻ suốt cuộc đời.

Cột sống không được thẳng sẽ cong vẹo do trẻ ngồi học sai cách trong thời gian dài, thì lồng ngực thu hẹp dần thành phẳng đều.

Góc xương bả vai cách xa cột xương sống và bắt đầu nhô lên, trẻ sẽ có biểu hiện gù lưng bụng phình ra phía trước. Những điều này sẽ tổn hại đến sức khỏe về tim phổi do trèn ép khó hoạt động thở không sâu gây ra thở ngắn thở dài yếu ớt chậm phát triển.

tu the ngoi hoc dung cho tre

Tư thế giúp trẻ ngồi học đúng không bị vẹo cột sống. Trẻ ngồi thẳng lưng vuông góc với phần mặt ghế

Rèn chữ viết sẽ xấu đi, ngồi sai tư thế sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cỡ chữ nghiêm trọng hơn nữa trẻ có khả năng bị cận thị ảnh hưởng tới mắt của trẻ.

Tất cả điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ, mẹ nên điều chỉnh lại đúng tư thế vẫn còn kịp.

2. Tư thế ngồi đúng cho trẻ

Cho trẻ tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó. Trẻ ngồi thẳng lưng vuông góc với phần mặt ghế.

Mẹ quan sát trẻ ngồi, để ý không được cho trẻ tì sát ngực vào thành bàn, đầu hơi cúi xuống với khoảng cách từ mắt đến vở 25 – 30cm.

Lưng của trẻ luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Hai chân trẻ thoải mái, không chân co, chân duỗi. Nếu ngồi lâu, cho trẻ nên đi lại để giúp cơ thể lưu thông máu.

Hai tay phải đặt đúng điểm tựa theo quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch. Rồi mới cho trẻ viết.

Ánh sáng phải đủ và chiếu từ bên trái sang. Độ cao và của bàn và ghế phải phù hợp với trẻ.

3. Hướng dẫn cách cầm bút cho trẻ

  • Cách tay cầm bút

Bố mẹ hướng dẫn cho trẻ, tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm.mép bàn tay sẽ làm điểm tựa cho cánh tay trẻ thực hiện động tác viết.

Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.

Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út va áp út (ngón deo nhẫn).

Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: Trỏ, giữa, áp út và út).

Đưa bút từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, các nét bút phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy. Khi viết sẽ làm dơ bẩn hỏng phần tập viết.

tu the ngoi hoc dung cho tre.jpg 1

Tư thế giúp trẻ ngồi học đúng không bị vẹo cột sống. Bố mẹ hướng dẫn cho trẻ, tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa)

Ở giai đoạn viết chì, cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng tầm. Nếu quá nhọn dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc thủng giấy. Ngược lại, đầu nét chì quá “tù”, nét chữ quá to, chữ viết ra rất xấu.

  • Góc nghiêng bút cho trẻ

Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ.

  • Góc nghiêng của vở

Khác với tư thế ngồi vuông góc, vở của trẻ phải được để nghiêng sao cho mép vở phần dưới nghiêng một góc 15 độ so với mép bàn. Khi viết, độ nghiêng của nét chữ sẽ vuông 90 độ so với mép bàn.

  • Trang thiết bị, bàn, ghế cho trẻ

Nếu ghế quá cao sao với bàn sẽ khiến trẻ khom lưng xuống để viết dễ gây nên gù lưng cho trẻ. Ngược lại, nếu chiếc bàn quá cao so với ghế, mắt trẻ sẽ gần với mặt bàn và mặt vở dễ gây cận thị. Nếu ghế dễ xê lệch, trẻ sẽ dễ nghiêng người, nhoài người theo bàn hoặc tì ngực vào bàn khiến chúng dễ bị vẹo cột sống và khó thở.

Khoảng cách chiều cao bàn và mặt ghế ngồi theo tiêu chuẩn cho các học sinh tiểu học là không thấp hơn 22cm và không cao hơn 27cm. Bố mẹ hãy chọn cho bé bộ bàn ghế học tập phù hợp.

comment Bình luận

largeer