Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác phòng, chống hàng giả

Nhằm tìm ra giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp khi vừa ứng dụng chuyển đổi số phục vụ cho hoạt động kinh doanh, vừa ngăn chặn được hàng giả, bảo vệ được các quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng số.
10/12/2022 08:16

Sáng ngày 9/12, tại Hội trường Thành ủy TP. HCM, VPĐD Cục sở hữu trí tuệ, Hội sáng chế Việt Nam, Công ty Vina CHG và Cổng truyền thông chống hàng giả Việt Nam tổ chức Hội thảo về “Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác phòng, chống hàng giả”.

Hội thảo Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác phòng, chống hàng giả

Hội thảo Ứng dụng chuyển đổi số trong công tác phòng, chống hàng giả

Hội thảo có sự tham gia của Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, các cơ quan quản lý Nhà nước trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, chuyên gia và các Hiệp hội ngành nghề, xã hội. Đây cũng là sự kiện tổ chức nhằm hưởng ứng Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái Việt Nam 29/11.

Chuyển đổi số là khái niệm mới ra đời trong thời đại bùng nổ Internet, mô tả những hoạt động đổi mới một cách mạnh mẽ và toàn diện trong cách thức hoạt động của toàn doanh nghiệp, đặc biệt là tạo ra những cách thức hoạt động mới mẻ hoàn toàn, hướng đến tối ưu hơn cách thức cũ. Chuyển đổi số không chỉ tác động đến bản thân tổ chức hay doanh nghiệp, mà còn tác động đến những nhóm tối tượng xoay quanh như khách hàng, tối tác, nguồn nhân lực, kênh phân phối… mở rộng ra là toàn xã hội.

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã góp phần thúc đẩy dịch chuyển kinh doanh và nhiều hoạt động xã hội từ mô hình truyền thống sang môi trường số hóa, khiến cho xu hướng chuyển đổi số ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn ở Việt Nam. Song việc chuyển đổi số cũng đem đến nhiều thách thức cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội, nhất là trong công tác bảo vệ thương hiệu, chống hàng giả, hàng nhái, chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng số.

Ông Trần Giang Khuê – Trưởng VPĐD Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. HCM phát biểu tại hội thảo

Ông Trần Giang Khuê – Trưởng VPĐD Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. HCM phát biểu tại hội thảo

Dự báo của Bộ Công thương trong thời gian tới sẽ có khoảng 50% các vụ vi phạm hàng giả, hàng nhái và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ diễn ra trên môi trường internet, cụ thể là thương mại điện tử. Do đó công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái đang đứng trước nhiều thách thức mới, từ cách tiếp cận vấn đề, xây dựng hành lang pháp lý, chính sách cho đến biện pháp điều tra, xử lý vi phạm.

Hồ Ninh – Cao Ánh

comment Bình luận

largeer