Uống nhân trần sai cách đem lại tác hại gì cho cơ thể?

Nhân trần là loại thức uống được ưa chuộng vì vị ngọt, thanh mát của nó. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận trọng khi uống loại nước này có thể sẽ dẫn đến những tác hại khôn lường.
06/01/2021 09:43

Trong Y học cổ truyền, cây nhân trần còn có tên gọi là hoắc hương núi, họ hoa Mõm chó. Thân cây nhỏ, màu tím, có lông trắng mịn.

Nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp… Thế nhưng, cũng nên lưu ý khi dùng nhân trần.

Tac-hai-khon-luong-khi-uong-nhan-tran-sai-cach_1

Uống quá nhiều gây cảm giác chán ăn

Hiện tượng chán ăn sau khi uống nhiều nước nhân trần là do nhân trần có tác dụng tiết mật và co thắt túi mật để đẩy mật từ gan xuống ruột nên có thể gây co thắt toàn bộ cơ trơn của đường tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân nhiều người bị đầy hơi, trướng bụng sau một thời gian dài uống nước nhân trần, từ đó dẫn đến mệt mỏi, biếng ăn...

Thai phụ mất sữa, thai suy dinh dưỡng, chết lưu

Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan thì không nên dùng nhân trần, bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dễ khiến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc có sữa nhưng rất ít. Ngoài ra, do nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều nước, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí chết lưu.

Sự kết hợp "chết người" giữa nhân trần và cam thảo

Nhân trần vốn có vị đắng nên để dễ uống, nhiều gia đình hoặc hàng nước vỉa hè để tăng thêm vị ngọt đã kết hợp với cam thảo. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng cam thảo có tính chất giữ nước, trong khi nhân trần lại giúp đào thải, hai vị thuốc trái ngược nhau được sử dụng chung sẽ không có lợi cho cơ thể.

Theo DNVN

comment Bình luận

largeer