Uống nước ngải cứu để giảm mỡ bụng
Công dụng của ngải cứu
Ngải cứu là một nguyên liệu rất tốt cho sức khỏe. Trong dân gian mọi người vẫn thường sử dụng lá ngải cứu để điều trị một số bệnh như:
- Hỗ trợ điều trị đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt
- Giúp an thai
- Sơ cứu vết thương
- Trị mụn, mẩn ngứa
- Hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh tọa, mỏi khớp xương ở người cao tuổi, chữa đau đầu hoa mắt.
- Bổ máu, lưu thông khí huyết
- Hỗ trợ điều trị cảm cúm, ho khan, viêm họng, đau đầu

Uống nước ngải cứu để giảm mỡ bụng? Ngải cứu được dân gian sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh
Không chỉ được y học cổ truyền tin dùng trong những bài thuốc chứa bệnh mà ngải cứu còn được nhiều chị em truyền tai nhau với công dụng giảm béo, làm đẹp rất hiệu quả.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trong ngải cứu có chứa chất giúp phân giải chất béo tốt, giảm cholesterol xấu ra khỏi cơ thể nhanh chóng. Chất thujone trong quá trình chế biến lá ngải còn giúp đem lại tinh thần tỉnh táo, giảm stress cho bạn hiệu quả. Các tinh dầu kích thích đổ mồ hôi nhanh, từ đó các chất béo được điều tiết ra ngoài và hỗ trợ giảm béo hiệu quả.
Do vậy ngoài việc sử dụng ngải cứu trong bữa ăn hằng ngày, ngải cứu còn giúp tinh thần tỉnh táo, cộng thêm tinh dầu trong loại lá này còn có tác dụng kích thích đổ mồ hôi nhanh và giảm béo hiệu quả. Rau ngải cứu là một nguyên liệu tuyệt vời để giảm mỡ bụng mà chị em nên biết và sử dụng.
Uống nước ngải cứu để giảm mỡ bụng
Lá ngải có vị đắng nên khi sắc nước uống sẽ rất khó uống. Do vậy nếu bạn thích vị đắng thì có thể áp dụng phương pháp này.

Uống nước ngải cứu để giảm mỡ bụng? Nước ngải cứu giảm mỡ bụng rất tốt
Bạn đun lá ngải cứu tươi với nước và sử dụng nước ngải cứu để uống.
Hoặc cũng có thể sắc ngải cứu khô để uống thay nước. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô ( hoặc 9-15g tươi)/lần và sử dụng theo từng đợt.
Nếu quá đắng không thể sử dụng được thì bạn cũng có thể kết hợp với các loại rau củ khác để tăng hiệu quả giảm cân.
Tuy nhiên thì bạn chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ lá ngải cứu mỗi ngày để tránh cho dạ dày bị chướng hơi, đầy bụng.
Những lưu ý khi sử dụng ngải cứu
Vì ngải cứu có tính dược cao nên nếu sử dụng không đúng cách sẽ rất dễ gây tác dụng phụ. Với một số người thì nếu dùng quá nhiều ngải cứu có thể gây ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức khiến tay chân run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn tới co cứng, nói sàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não… và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…

Uống nước ngải cứu để giảm mỡ bụng? Không nên sử dụng nước ngải cứu đối với những người bị bệnh
Do vậy mà khi sử dụng loại lá cây này để giảm mỡ bụng bạn nên chú ý một số điều sau:
- Người bị viêm gan nên tránh xa lá ngải cứu
- Những người bị rối loạn đường ruột cấp tính không nên sử dụng ngải cứu nếu không muốn bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày càng trầm trọng.
- Đối với người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu từ 1-2 lần/tuần.
- Đối với người bị bệnh thì không nên sử dụng nước sắc ngải cứu thường xuyên như trà.
- Tránh sử dụng liên tục trong một thời gian dài
- Trong 3 tháng thời kỳ đầu của thai kỳ không nên ăn lá ngải cứu.
Hy vọng phương pháp giảm mỡ bụng bằng ngải cứu sẽ giúp bạn sớm lấy lại vóc dáng thon gọn, mảnh mai của mình. Đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn để có một vóc dáng xinh đẹp lại cực kỳ an toàn.
Chúc bạn thành công và luôn xinh đẹp, khỏe mạnh!

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
IDE: Top phòng khám chuyên khoa hàng đầu trong điều trị sẹo phẫu thuật
Sẹo phẫu thuật lâu nay vô hình chung trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp, không chỉ tạo cảm giác ngứa ngáy, căng cứng, khó chịu mà còn gây nên tâm lý mất tự tin về diện mạo. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của khách hàng, Phòng khám Chuyên khoa IDE với công nghệ tiên tiến có thể giúp giải quyết các vấn đề mà sẹo phẫu thuật mang lại.February 12 at 12:11 pm -
Hiểu đúng về virus HMPV
Vius HMPV (Human Metapneumovirus) là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người. Loài virus này đã được các nhà khoa học xác định từ năm 2001, thuộc họ Pneumoviridae cùng với virus hợp bào hô hấp (RSV). HMPV thường xuất hiện vào mùa đông xuân.February 12 at 7:40 am -
Dây thìa canh: thảo dược tiềm năng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Một trong những thảo dược hiện được chú ý trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường là dây thìa canh (Gymnema sylvestre).February 12 at 7:40 am -
Biến chứng nguy hiểm cúm với Người cao tuổi có bệnh lý nền
Hệ miễn dịch yếu theo tuổi tác cùng với tình trạng sức khỏe không ổn định từ các bệnh nền khiến cơ thể dễ bị tấn công và gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ cúm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm của cúm ở người cao tuổi có bệnh lý nền, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe hiệu quả.February 12 at 7:40 am