Vì sao một người chịu lạnh rất kém?

Thời tiết miền Bắc đã chuyển lạnh, một số người có khả năng chịu lạnh tốt nhưng cũng có một số người sức chịu lạnh của họ rất kém.
27/11/2023 13:32

Nguyên nhân

Khi nhiệt độ giảm xuống, một số người thấy hoàn toàn bình thường, nhưng một số người lại vô cùng khó chịu vì khả năng chịu lạnh kém. Cơ thể không có khả năng chống chọi với thời tiết lạnh có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe. Thông thường rơi vào hai trường hợp:

- Huyết áp thấp thiếu máu thể trạng suy nhược gầy yếu.

- Thận dương có dấu hiệu suy yếu.

l

(Ảnh: Thanh niên)

1. Bệnh huyết áp thấp và thiếu máu:

Thời tiết lạnh, khí huyết trong toàn bộ cơ thể lưu thông kém, người huyết áp thấp áp lực của máu nên các thành mạch yếu. Cơ quan chỉ huy sẽ ưu tiên những bộ phận quan trọng của cơ thể như ngũ tạng... nên máu không đủ đến được đầu các ngón chân và tay, gây nên chứng lạnh chân tay và đau nhức xương cơ mình mẩy. Mà lạnh chân sẽ làm chân yếu, lâu ngày lại dẫn đến suy tim và thận. Mùa lạnh khiến co cơ, khiến cho các rễ thần kinh nuôi dưỡng xương khớp ở cổ vai teo đi, theo thời gian gây thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh dễ rơi vào người huyết áp thấp, bởi do áp lực của máu thấp, máu bơm lên đầu, não, vai, gáy kém, thiếu máu dẫn truyền đến các rễ thần kinh nuôi xương khớp nên tình trạng đau cổ vai gáy càng trầm trọng hơn. Tình trạng đó cứ kéo dài gây thoái hóa đốt sống cổ, xương khớp, xẹp đĩa đệm…

2. Thận dương kém: Thận chủ về khí, giống như là nơi giữ sinh khí, năng lượng hay nhiệt trong cơ thể. Thận kém thì năng lượng nhiệt kém. Thận yếu, thận bị lạnh, thận dương suy dẫn đến tì vị hay bị lạnh, không có đủ nhiệt lượng để tiêu hoá thức ăn nên lại càng không sản sinh được năng lượng. Hễ ăn thứ lạnh vào là bị thải ra hoặc không tiêu hoá được, tiêu hoá không hết. Bạn có thể hình dung, thận giống như người canh củi, đút củi vào lò lửa để nấu thức ăn. Lò lửa đó chính là tì vị. Nếu củi không cho vào đủ thì tì vị lạnh không thể nấu được thức ăn. Thức ăn không có thì không tạo ra được năng lượng cho cơ thể. Thế nên việc giữ ấm bụng cũng rất quan trọng, giống như giữ lửa cho lò. Lạnh bụng sẽ khiến toàn bộ cơ thể lạnh. Trong đông y, thận là nơi giữ sinh khí nhưng thận chủ về thủy. Khi thận hư ở mức kha khá thì thận thủy không chế ngự được tâm hỏa gây nên trên thì nhiệt nóng dưới thì hàn lạnh. Thường những người này hay lo sợ, hay không vừa ý.

Thế nên thận lạnh hay thận kém là nguyên nhân của rất nhiều bệnh. Thận kém, thận suy thì thận rất dễ bị lạnh mà thận bị lạnh thì thận sẽ suy. Lạnh luôn tìm thận để xâm nhập. Thận sợ nhất là lạnh nên mùa đông phải dưỡng thận. Chỉ cần làm thận khỏe, ấm trở lại thì nhiều bệnh sẽ lui.

Hướng khắc phục

Để tự chữa bệnh bạn phải có máy đo huyết áp và đo đường huyết.

Muốn điều chỉnh được phải kết hợp tốt tinh-khí-thần, chứ không phải tập Khí công mà tăng huyết áp được, nếu có tăng chỉ tăng tạm thời. Huyết áp thấp thuộc loại hư yếu (âm hư-thiếu máu), người xưa có câu:” Âm hư khó bổ, tích lâu khó trừ). Vì vậy bạn phải:

1. Điều chỉnh Tinh: Ăn các thức ăn bổ máu như thịt gà, bò, cháo lươn; táo đỏ, long nhãn, mật mía, đường vàng, nhãn, xoài; hạn chế ăn các chất chua.

2. Điều chỉnh Khí: Sau ăn 30 phút tập bài kéo ép gối, thổi ra hơi, làm mềm bụng để giúp tiêu hóa nhanh thức ăn, biến thức ăn thành chất bổ máu. Bạn hãy nhớ 3 cụm từ trên. Như vậy kéo ép gối vào phải thổi hơi ra để làm mềm bụng. Bài này áp dụng cho người huyết áp thấp là kéo nhanh, thổi hơi ngắn còn huyết áp cao thổi hơi dài, chậm, đều. Để hạn chế giảm huyết áp thì trước khi kéo ép gối tập nạp khí trung tiêu 5 lần.

Tập bài vỗ tay 4 nhịp để khoẻ tim, phổi, gan, dạ dày, thận, huyết áp thấp tập nhanh, hát one, two, three thầm, nhanh.

Nói chung bạn phải chịu khó nghiên cứu tỉ mỉ các bài tập - cũng tương đương như những bài thuốc. Nhờ người có kinh nghiệm hướng dẫn cho nếu chưa hiểu.

3. Điều chỉnh Thần: Tối nằm ngủ tập thở Thiền ở Đan Tiền Thân.

Có nhiều người sau một thời gian tập luyện và ăn uống đúng huyết áp đã tăng lên đáng kể, sức khỏe tốt.

Theo Thầy Vương Văn Liêu - Đông y Vương Gia

comment Bình luận

largeer