Vị trí, tác dụng và hướng dẫn cách bấm huyệt Địa Thương

Trong Y học cổ truyền phương Đông đã ghi nhận trên cơ thể người có hàng trăm huyệt đạo khác nhau. và mỗi huyệt sẽ đóng một vai trò, việc bấm huyệt đó sẽ giúp điều trị hoặc hỗ trợ điều trị một số những chứng bệnh khác nhau và tăng cường sức khỏe.
22/12/2022 10:38

Huyệt Địa Thương là gì? Vị trí chính xác

Huyệt Địa Thương (Di càng) là huyệt đạo thứ 4 thuộc kinh Vị trong học thuyết lục phủ ngũ tạng của Đông y. Giải thích tên gọi của huyệt, Địa là đất, là phần ở dưới của khuôn mặt, Thương chính là nơi cất giữ thóc lúa. Thức ăn khi đi qua miệng sẽ được truyền đến dạ dày nên được xem như một nhà chứa thóc lúa và huyệt Địa Thương chủ trị những chứng bệnh chung về kinh Vị thuộc hệ tiêu hóa. Cho nên huyệt đạo này được đặt tên là Địa Thương.

Empty

Vị trí, tác dụng và hướng dẫn cách bấm Địa Thương (Ảnh minh họa)

Chúng ta có thể dễ dàng xác định được huyệt Địa Thương trên gương mặt của mình. Huyệt nằm cách mép 0.4 tấc (thuộc Địa Thành, Đồng nhân, Phát huy và Giấp ất).

Bạn chỉ cần tìm được đúng đường ngang phân chia miệng thành 2 mép, chính từ đường nhân trung đi xuống dưới. Huyệt nằm trên đường rãnh mũi mép, khi cười sẽ nhìn thấy đường này rõ hơn và chính giữa của đường chính là huyệt Địa Thương.

Tác dụng huyệt Địa Thương đối với sức khỏe con người

Như đã nói ở trên mỗi một huyệt đạo trên cơ thể đều có tác dụng điều trị một chứng bệnh nào đó. Huyệt sẽ hội với hệ thống kinh lạc của cơ thể để cho dòng máu lưu thông, khí huyết đến đầy đủ các cơ quan và giúp cơ thể có một sức khỏe ổn định nhất. Cụ thể những tác dụng huyệt Địa Thương phải kể đến như sau:

Empty

Tác dụng huyệt Địa Thương đối với sức khỏe con người (Ảnh minh họa)

Điều trị chứng liệt mặt

Theo Đông y liệt mặt được xem là Trúng phong, Nuy chứng, Khẩu nhãn oa tòa. Nguyên nhân chính gây ra bệnh chính là do phong hàn, phong nhiệt xâm nhập vào các kinh dương ở khu đầu và mặt. Hoặc do những chấn thương ở vùng đầu và mặt gây huyết ứ đọng lại không lưu thông được, gây tê liệt.

Khi đó, người bệnh tiến hành châm cứu hoặc bấm huyệt Địa Thương. Huyệt đạo này sẽ kích thích, khơi thông các mạch máu bị tắc nghẽn lại, từ đó, giúp máu luân chuyển đến các dây chằng cơ mặt dưới da, giúp điều trị chứng liệt mặt rất hiệu quả.

Trị đau dây thần kinh tam thoa

Biệt danh của bệnh đau dây thần kinh tam thoa theo y học cổ truyền là Đầu thống. Chúng nằm ở hai bên mặt của con người theo đường đi của túc thiếu dương đởm kinh.

Nguyên nhân chính gây Đầu thống là do ngoại cảm phong hàn hoặc do bệnh lý về can thận. Khi đau dây thần kinh này triệu chứng là sẽ thấy đau đầu, người bệnh có thể tiến hành bấm huyệt để tỏa phong, đẩy mạnh khí huyết đến vùng này, giảm đau.

Trị chứng chốc mép, lở mồm

Chốc mép, lở mồm là chứng bệnh do cơ thể bị nóng trong, gan, thận yếu sinh mủ trắng bộc phát ở ngoài da. Người bệnh khi muốn điều trị hội chứng này có thể ứng dụng bấm huyệt Địa Thương, ngay giữa đường rãnh của dưới miệng. sau một vài lần kiên trì thực hiện sẽ thấy triệu chứng được giảm bớt.

Hướng dẫn cách bấm huyệt đúng chuẩn nhất

Bấm huyệt đúng chuẩn sẽ giúp việc điều trị bệnh được tốt nhất. dưới đây là phần hướng dẫn cách bấm huyệt và châm cứu huyệt Địa Thương đúng chuẩn nhất để bạn có thể tự thực hiện. Trong trường hợp bạn không có chuyên môn hay kinh nghiệm có thể đến những cơ sở khám Đông dược để thực hiện.

Empty

Huyệt có thể phối với huyệt đạo khác để chữa bệnh (Ảnh minh họa)

Bước 1: Huyệt Địa Thương ở mặt nên bạn có thể ngồi hoặc nằm để bấm huyệt đều được. Chọn tư thế phù hợp và thả lỏng tinh thần, tập trung cho việc bấm huyệt.

Bước 2: Căn cứ ở mục trên đã hướng dẫn để xác định chính xác huyệt trên gương mặt và đưa ngón tay cái vào, ấn một lực vừa đủ xuống huyệt.

Bước 3: Dùng ngón tay day nhẹ, xoay vòng theo chiều kim đồng hồ trong 30 giây đến 1 phút. Lưu ý không ấn quá mạnh gây đau đớn, bầm tím. bâm làm 5 – 7 lần nữa thì dừng lại.

Bước 4: Trong trường hợp châm cứu để chữa liệt mặt người thực hiện bấm mũi kim về huyệt, sâu 0.7 – 1 tấc. Còn chữa những chứng bệnh khác thì đâm sâu 0,2 – 0,2 tấc, cứu từ 10 – 20 phút (đặc biệt lưu ý nhất định phải cứu nếu không sẽ để lại sẹo.

Theo Tạp chí Y học cổ truyền

comment Bình luận

largeer