Viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP: vì đâu chữa mãi không khỏi?

Vi khuẩn HP kháng thuốc là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều người bệnh viêm loét dạ dày rơi vào tình trạng chữa mãi không khỏi.
26/10/2018 13:00
Viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP: vì đâu chữa mãi không khỏi? - Ảnh 1.

 

Tốn tiền triệu nhưng bệnh vẫn y nguyên

Điều trị vi khuẩn HP xưa nay chưa bao giờ là việc dễ dàng. Người bệnh bắt buộc phải thăm khám với bác sĩ chuyên khoa giỏi để có phác đồ chuẩn. Chưa dừng lại ở đó, trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần tuân thủ chặt chẽ các chỉ định về liều lượng, thời gian sử dụng… Tuy nhiên đa số bệnh nhân sau khi dùng thuốc một thời gian sẽ thấy cơn đau giảm dần và mất hẳn thì tự ý ngừng uống (khi đơn thuốc vẫn chưa dùng hết). Cũng có trường hợp ngại hoặc quên mà ngừng sử dụng thuốc trước thời hạn quy định. Tiến sĩ., Bác sĩ CKII., Thầy thuốc ưu tú Phạm Thị Bình (Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc) cho hay khi bệnh nhân không tuân thủ liệu trình điều trị sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn HP kháng thuốc.

Một nguyên nhân khác khiến cho tình trạng kháng thuốc trở nên phổ biến hơn là thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh hiện nay. Có thể thấy nhiều người khi mắc các bệnh thông thường như viêm họng, cảm cúm…đã sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, giúp vi khuẩn HP được tiếp xúc với các loại kháng sinh đáng lẽ ra đã có thể tiêu diệt được chúng. Tuy nhiên để tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày thì thuốc đó phải sử dụng với liều cao hơn, kéo dài hơn so với điều trị nhiễm khuẩn thông thường. Dần dần theo thời gian, vi khuẩn HP đã tiếp xúc với kháng sinh đó sẽ phát triển cơ chế để "né" tránh tác động của thuốc kháng sinh và đề kháng hoàn toàn với loại kháng sinh đó.

Viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP: vì đâu chữa mãi không khỏi? - Ảnh 2.

 

Viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

Chỉ cần vi khuẩn kháng một loại kháng sinh trong phác đồ thì việc điều trị đã thất bại. Nếu không kịp thời thay thế bằng phác đồ khác, người bệnh sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn: nhiễm vi khuẩn HP, uống thuốc, kháng thuốc, bệnh nặng thêm rồi lại tiếp tục.

Nguy hiểm hơn đến một lúc nào đó, vi khuẩn HP kháng được mọi loại thuốc kháng sinh, người bệnh sẽ phải chung sống cả đời với nó. Nếu may mắn, có được khả năng miễn nhiễm với loại vi khuẩn này sẽ không có vấn đề gì nhưng tỷ lệ này là rất ít. Bệnh nhân sẽ không bao giờ thoát khỏi những triệu chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu, các ổ viêm loét ở dạ dày không được kiểm soát sẽ dẫn tới xuất huyết phải cấp cứu ngoại khoa và cuối cùng là ung thư hóa.

Xét nghiệm giúp tìm ra phác đồ CHUẨN điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP

Để có được phác đồ chuẩn điều trị viêm loét dạ dày, loại trừ các loại thuốc kháng sinh đã không còn hiệu quả, người bệnh phải thực hiện kháng sinh đồ. Đây là phương pháp được sử dụng để xác định: Loại kháng sinh còn nhạy với vi khuẩn gây bệnh và mức độ nhạy của kháng sinh đối với vi khuẩn đó. Quy trình thực hiện như sau:

• Trước hết người bệnh cần nội soi dạ dày và lấy sinh thiết mảng dạ dày có chứa vi khuẩn HP.

• Nuôi cấy vi khuẩn HP trong mảnh sinh thiết ở môi trường đặc biệt cho vi khuẩn phát triển.

• Tiến hành thử độ nhạy của các loại kháng sinh khác nhau với vi khuẩn HP. Nếu vi khuẩn vẫn phát triển được trong môi trường nuôi cấy kháng sinh thì chứng tỏ chúng đã kháng loại kháng sinh này và không nên sử dụng thuốc này để điều trị nữa.

Viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP: vì đâu chữa mãi không khỏi? - Ảnh 3.

 

Làm kháng sinh đồ phát hiện vi khuẩn HP kháng thuốc giúp người bệnh có được một phác đồ điều trị chuẩn, rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Trước đây khi chưa có loại xét nghiệm này, để đánh giá bệnh nhân có bị kháng thuốc hay không, thường phải dựa vào quá trình điều trị và kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ.

"Biết bị viêm loét dạ dày, mình đi khám ngay ở một phòng khám gần nhà. Ban đầu chắc mẩm là chữa sớm thế này thì nhanh khỏi thôi, không ngờ là uống đến 2 đơn thuốc kháng sinh rồi mà chẳng ăn thua, bệnh còn nặng hơn. Hoảng quá mình phải xin nghỉ làm đến Thu Cúc để kiểm tra. Bác sĩ Bình nghi ngờ trường hợp của mình kháng thuốc và khuyên nên làm kháng sinh đồ. Kết quả là đúng như dự đoán vi khuẩn đã kháng thuốc và phải chuyển sang phác đồ mới. Nhờ sự giúp đỡ và quan tâm của bác sĩ, mình tích cực uống thuốc theo đúng hướng dẫn. Giờ thì bệnh đã đỡ hơn rất nhiều dù chưa hết liệu trình." Anh Trần Quang Văn (Cầu Giấy, Hà Nội) vui vẻ chia sẻ.

Khi nào nên làm kháng sinh đồ phát hiện vi khuẩn HP kháng thuốc?

Kháng sinh đồ thường được chỉ định cho các trường hợp người bệnh đã tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ mà không hết các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, ợ chua, nôn,… Tuy nhiên theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa thì hiện nay người bệnh nên làm kháng sinh đồ vi khuẩn HP ngay lần điều trị đầu tiên để có được phác đồ điều trị phù hợp nhất. Ở những vùng có tỷ lệ vi khuẩn HP kháng thuốc cao như khu vực miền Nam, người bệnh cũng nên làm kháng sinh đồ vi khuẩn HP trước khi điều trị.

 Trường hợp vi khuẩn HP đã kháng thuốc, cần ngừng ngay phác đồ cũ và chuyển sang phác đồ mới theo chỉ định của bác sĩ.

Như trường hợp của anh Văn, bác sĩ Bình cho biết nếu người bệnh thực hiện kháng sinh đồ ngay từ trước khi bước vào điều trị thì không phải tiêu tốn thời gian, tiền bạc và cả sức khỏe theo tới 2 phác đồ mà không hiệu quả.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong số ít các bệnh viện tại Hà Nội có đủ khả năng thực hiện kháng sinh đồ phát hiện vi khuẩn HP kháng thuốc. Với đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ giỏi, kỹ thuật viên xét nghiệm chuyên nghiệp và trang thiết bị y tế hiện đại, tình trạng kháng thuốc sẽ được phát hiện nhanh chóng để từ đó có phác đồ điều trị phù hợp, nhanh chóng loại bỏ triệt để vi khuẩn HP, chữa khỏi bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra.

comment Bình luận

largeer