Việt Nam ghi nhận kỷ lục về số ca hiến tạng sau chết não trong năm 2024
Tại Hội nghị tổng kết mạng lưới hiến mô, tạng từ người chết não năm 2024 và định hướng phát triển năm 2025, do Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tổ chức ngày 7/1, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, trải qua hơn 30 năm thực hiện ghép tạng, với ca ghép thận đầu tiên vào tháng 6/1992, tính đến hết năm 2024, chúng ta đã thực hiện được 9.516 ca trên cả nước với sự tham gia của 27 bệnh viện, trung tâm. Ba năm trở lại đây, mỗi năm chúng ta đã thực hiện thành công trên dưới 1.000 ca ghép tạng, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Thực hiện lời hiệu triệu của Thủ tướng Chính phủ, với tinh thần “Mở lòng nhân ái - Lan tỏa yêu thương - Thắp sáng niềm tin - Tiếp nối hi vọng - Gieo mầm sự sống” vì “Cho đi là còn mãi”, trong năm 2024, hàng chục chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người ra đời, không chỉ ở các cơ sở y tế công lập mà các cơ sở y tế tư nhân cũng tham gia vô cùng mạnh mẽ.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại Hội nghị
Số lượng người đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết đã cao gấp nhiều lần tổng số người đăng ký những năm trước đó, và con số thực tế ghi nhận được trong năm 2024, số người bệnh hiến tạng sau chết là 41 ca, đây là con số kỷ lục của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Cũng trong năm 2024, chuyên ngành ghép tạng ghi dấu ấn mạnh mẽ khi được vinh danh là một trong những sự kiện tiêu biểu của y học Việt Nam. Chúng ta đã thực hiện thành công ca ghép tim - gan đồng thời đầu tiên tại Việt Nam và thực hiện ca ghép khí quản từ người cho chết não, một kỹ thuật hiếm gặp không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới. Chúng ta đã thực hiện thành công 3 ca ghép phổi chỉ riêng trong năm 2024, nâng tổng số ca ghép phổi lên 12 ca kể từ khi ca đầu tiên được thực hiện vào năm 2017.
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ tại Hội nghị
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, với tinh thần vươn lên làm chủ kỹ thuật cao, thành tựu về hiến - ghép tạng trong năm qua của ngành y tế là kết quả của sự nỗ lực rất lớn, trong đó có việc thành lập các đơn vị tư vấn hiến tạng, hoạt động tích cực tại các bệnh viện.
"Nhiều bệnh viện lập chi hội hiến mô, tạng, sự liên kết giữa các bệnh viện trong khâu hiến và ghép tạng rất hiệu quả. Tương lai Việt Nam sẽ đuổi kịp với các nước trong khu vực và thế giới về kỹ thuật ghép tạng cũng như tỷ lệ hiến tạng từ người cho chết não", bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết.
Bên cạnh những thành công đạt được, vẫn còn đó những tồn tại, khó khăn. Đó là vẫn chưa có cơ chế, chính sách cho các hoạt động tư vấn hiến mô tạng từ người chết não, chết tim. GS.TS. Trần Văn Thuấn cho hay, hiện nay, trên cả nước chỉ có số ít bệnh viện thành lập được tổ tư vấn, vận động hiến tạng, nguyên nhân là chưa có chế độ, chính sách đãi ngộ thực sự phù hợp. Ngoài ra, các chi phí cho các hoạt động hồi sức, chẩn đoán chết não, lấy, bảo quản, điều phối, vận chuyển mô, tạng cũng như các chi phí để thực hiện dịch vụ kỹ thuật liên quan tới ghép tạng vẫn chưa được xây dựng thống nhất, khiến cho các bệnh viện gặp nhiều khó khăn khi thanh toán các khoản chi phí này, đặc biệt là các bệnh viện tham gia vào quá trình lấy tạng.
Đứng trước những thách thức đó, Bộ Y tế đã và đang quyết liệt chỉ đạo để từng bước hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động hiến, lấy, ghép mô tạng phát triển mạnh mẽ và bền vững. Bước đầu là cập nhật, hoàn thiện hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật, từ đó đưa ra định mức kinh tế - kỹ thuật, xây dựng một mức giá được tính đúng, tính đủ, bao phủ toàn bộ chi phí cấu thành, và hướng đến thanh toán bảo hiểm y tế. Cụ thể hóa, trong năm 2024, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về hiến, lấy, ghép, vận chuyển, bảo quản và chăm sóc sau ghép gan từ người hiến sống và từ người hiến chết não; và vào những ngày cuối năm, Thông tư số 48 quy định về đăng ký ghép và nguyên tắc điều phối, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người hiến sau khi chết ra đời để hướng dẫn, cụ thể hóa cũng như vận động việc hiến mô, tạng sau khi chết.
GS.TS. Trần Văn Thuấn cũng đề nghị, thời gian tới, các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, đặc biệt là Vụ Bảo hiểm y tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh và Vụ Kế hoạch - Tài chính tập trung nghiên cứu, vận dụng đề xuất các chính sách chi trả, cũng như cơ cấu giá hợp lý, để đảm bảo tính bền vững và thúc đẩy công tác ghép tạng tại Việt Nam.
Hội Vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tặng thưởng Giấy khen cho các tập thể có nhiều thành tích trong công tác điều phối, ghép tạng năm 2024
Thứ trưởng chỉ đạo Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia khẩn trương đề xuất với các cấp có thẩm quyền chọn Ngày Hiến mô tạng Quốc gia; Tăng cường thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số trong việc quản lý hệ thống đăng ký, danh sách chờ ghép, tuân thủ các nguyên tắc điều phối đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch, kết nối chặt chẽ bằng hệ thống dữ liệu đồng bộ giữa các trung tâm hiến - ghép để tận dụng tối đa nguồn tạng hiến, giúp nhanh chóng tìm được người nhận phù hợp, đảm bảo tạng được sử dụng kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lãng phí trong khi nhu cầu đang rất thiếu.
Bên cạnh đó, GS.TS. Trần Văn Thuấn cũng đề nghị tất cả chúng ta tập trung đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, vận động về ý nghĩa nhân văn, cao cả của việc hiến mô tạng. Cần lan tỏa sâu rộng thông điệp tới mọi tầng lớp nhân dân, từ các cơ quan, tổ chức cho đến từng gia đình và cá nhân. Song song với đó, tôi cũng đề nghị các bệnh viện, cơ sở y tế tăng cường các hoạt động tư vấn, vận động hiến mô tạng tại chỗ, đặc biệt là tại các đơn vị hồi sức cấp cứu, nơi có nhiều trường hợp bệnh nhân chết não, phù hợp với hiến tạng. Việc thành lập và duy trì các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào hiến tạng tại các địa phương.
Thu Trang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Viện Nghiên cứu sức khỏe người cao tuổi và Y tế cộng đồng tổ chức hội thảo khoa học “Dinh dưỡng toàn diện – Codoca vì sức khỏe cộng đồng”
Ngày 7/1/2025, Viện Nghiên cứu sức khỏe người cao tuổi và Y tế cộng đồng (IEP) sẽ phối hợp cùng thương hiệu Codoca tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Dinh dưỡng toàn diện – Codoca vì sức khỏe cộng đồng”. Sự kiện sẽ diễn ra tại tòa nhà B, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, số 1 đường Liễu Giai, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.January 7 at 10:31 am -
FUWA BIOTECH – Tiên phong giải pháp tẩy rửa sinh học từ vỏ dứa, an toàn và thân thiện môi trường
Sản phẩm tẩy rửa sinh học FUWA Biotech, ứng dụng enzyme từ vỏ dứa giúp bảo vệ sức khỏe gia đình, thân thiện với môi trường, và tiên phong kinh tế tuần hoàn.January 6 at 11:38 am -
Lý giải độ hot của sản phẩm thuần chay cho bé Kutieskin
Tâm lý của bố mẹ luôn muốn tìm kiếm những điều tốt đẹp cho con. Những sản phẩm đạt chứng nhận thuần chay luôn đảm bảo được sự an toàn, lành tính, tốt cho sức khỏe em bé. Đó là lý do các bố mẹ rất ưa chuộng và đánh giá cao sản phẩm thuần chay.January 4 at 5:04 pm -
Từ 01/01/2025, người dân đã có thể dùng VNeID để mua thuốc trực tuyến từ FPT Long Châu
Từ hôm nay 1/1/2025, người dân đã có thể mua thuốc trực tuyến từ nhà thuốc Long Châu trên ứng dụng VNeID. Giải pháp này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo tính minh bạch, an toàn và bảo mật thông tin nhờ hệ thống công nghệ đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại, tạo ra sự tiện lợi và an tâm cho khách hàng.January 1 at 6:38 pm