WHO: 'Đừng vội tiêm cho trẻ em, hãy san sẻ vaccine cho nước nghèo'
Covax là sáng kiến y tế công cộng do WHO, Liên minh Vaccine GAVI, Liên minh Đổi mới Ứng phó Dịch bệnh (CEPI) đồng lãnh đạo, được thành lập nhằm đảm bảo quyền tiếp cận vaccine công bằng. WHO kỳ vọng các quốc gia sẽ tiếp bước Pháp và Thụy Điển, tặng vaccine cho Covax để giải quyết khó khăn trong chương trình tiêm chủng toàn cầu.
Canada và Mỹ đã cho phép thanh thiếu niên tiêm vaccine trong những tuần gần đây. Tuy nhiên, WHO đang đàm phán với chính phủ Mỹ về việc chia sẻ vaccine.
"Tôi hiểu vì sao một số nước muốn tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên. Song hiện tại, tôi kêu gọi họ xem xét lại quyết định và tài trợ vaccine cho Covax", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trong cuộc họp trực tuyến từ Geneva.
Covax đã phân phối khoảng 60 triệu liều vaccine tính đến nay. Chương trình phải vật lộn để đáp ứng mục tiêu cung ứng, một phần do Ấn Độ hạn chế xuất khẩu vaccine AstraZeneca trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng. Toàn cầu đã sử dụng khoảng 1,26 tỷ liều vaccine Covid-19.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp ở Geneva, Thuỵ Sĩ. Ảnh: Reuters
Ông Tedros cũng cho biết đại dịch năm thứ hai khiến nhiều người chết hơn, trong đó tình hình tại Ấn Độ gây lo ngại. Thủ tướng Narendra Modi hôm 15/5 cảnh báo về sự lây lan của virus ở vùng nông thôn, khi tổng số ca nhiễm của nước này vượt 24 triệu. Số người tử vong vượt ngưỡng 4.000 trong ba ngày liên tiếp.
Đến nay, toàn thế giới ghi nhận hơn 163 triệu trường hợp dương tính nCoV và 3,3 triệu người tử vong. Dịch bệnh đã lan đến 210 quốc gia và vùng lãnh thổ kể từ tháng 12/2019.
WHO kêu gọi các nước thận trọng khi gỡ bỏ biện pháp hạn chế, chẳng hạn đeo khẩu trang. Tổ chức cũng cảnh báo nhiều biến chủng nguy hiểm hơn có thể xuất hiện. Mới đây, sau khi Mỹ tuyên bố thành công trong chiến dịch tiêm chủng, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết người đã tiêm vaccine không cần đeo khẩu trang khi ra ngoài. Tuy nhiên, WHO khuyến nghị họ vẫn đeo khẩu trang ở các khu vực có mật độ lây nhiễm Covid-19 cao.
Thục Linh (Theo Reuters)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.July 16 at 8:04 am -
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am