6 quan niệm chăm con ốm gây tranh cãi `nảy lửa`

Uống thuốc hạ sốt ngay khi ốm, hạn chế ăn hoặc ngừng bú mẹ khi trẻ bị tiêu chảy...là những quan niệm sai lầm khi chăm con nhỏ cha mẹ thường gặp.
09/08/2018 21:30

Uống thuốc hạ sốt ngay khi ốm, hạn chế ăn hoặc ngừng bú mẹ khi trẻ bị tiêu chảy...là những quan niệm sai lầm khi chăm con nhỏ cha mẹ thường gặp.

1. Ho nhiều sẽ viêm phổi

Ho là cơ chế sinh lý bảo vệ của cơ thể con người và là cách duy nhất để tự làm sạch chất nhờn trong đường hô hấp. Trên thực tế, ho chỉ là một phần của triệu chứng viêm phổi chứ không phải nguyên nhân gây viêm phổi.

Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa trưởng thành, khả năng phản xạ ho, xả chất nhầy là không dễ dàng. Nếu đờm không được loại bỏ khỏi đường hô hấp sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hoặc biến chứng có hại cho sức khỏe.

6 quan niem cham con om gay tranh cai `nay lua`

 

Trẻ em ho nhiều dễ mắc bệnh viêm phổi

2. Sử dụng thuốc kháng sinh ngừa cảm lạnh

Ngoài vắc-xin, tất cả các loại thuốc phòng ngừa đều vô nghĩa. Hơn 90% tình trạng cảm lạnh thông thường là do nhiễm virus. Kháng sinh có thể giết chết vi khuẩn hoặc ức chế vi khuẩn phát triển, nhưng không có hiệu quả chống lại virus.

90% thuốc kháng sinh được nhận biết theo quy tắc tên như sau: XX neomycin, XX amoxicillin, cephalosporin XX, X nitazoxanide, XX imipenem, acid fluoro X, XX gatifloxacin, sulfonamides... 

Thuốc kháng sinh không được khuyến khích sử dụng bởi ngoài việc ức chế virus thì sẽ ảnh hưởng phần nào tới tế bào trong cơ thể. Trừ khi bị nhiễm virus nghiêm trọng, các bệnh nhiễm virus thông thường thường không cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. 

3. Uống thuốc hạ sốt ngay lập tức

6 quan niem cham con om gay tranh cai `nay lua`

 

Uống thuốc hạ sốt ngay lập tức

Sốt thực ra chỉ là triệu chứng của bệnh, một phản ứng phòng thủ trong giai đoạn đầu ủ bệnh và là một trong những cơ chế tự bảo vệ cơ thể con người.

Sốt có thể ức chế hiệu quả sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh, thúc đẩy sự phục hồi sức khỏe và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. (Sốt không quá 38,5 ° C) cơ thể con người có thể tự hình thành chức năng chống nhiễm trùng tốt hơn.

Tất nhiên, sốt khiến nhiệt độ cơ thể người nóng hơn, quá trình trao đổi chất, tiêu thụ oxy cao, chức năng tiêu hóa suy yếu. Sốt dai dẳng, cũng có thể gây tổn hại sức khỏe con người, các cơ quan chức năng bị rối loạn, cơ thể kháng bệnh yếu song không nên lạm dụng thuốc hạ sốt quá nhiều.

Cho đến nay không có bằng chứng nào cho thấy các loại thuốc hạ sốt có thể rút ngắn thời gian sốt và phòng ngừa co giật do sốt. Trong thực tế, việc điều trị các triệu chứng bằng thuốc cho phép cơ thể để cảm thấy thoải mái, từ đó tình trạng bệnh cũng khả quan hơn.

Những lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt

- Nếu tinh thần của trẻ tốt, có thể ăn, uống và chơi thì ngay cả khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5°C bạn vẫn có thể tiếp tục quan sát, tạm thời chưa cho bé sử dụng thuốc hạ sốt.

- Nếu tinh thần của trẻ không tốt, chế độ ăn uống không tốt, ngay cả khi sốt dưới 38,5°C, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc hạ sốt.

- Nếu nhiệt độ cơ thể chưa đạt 38,5 độ C nhưng trẻ có những biểu hiện sốt cao hơn thì có thể cân nhắc cho bé dùng thuốc hạ sốt không.

- Sốt quá cao thì nên nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện tránh trường hợp xấu xảy ra.

- Ngay cả việc lựa chọn đúng thuốc, đúng liều, để đạt được hiệu quả mong muốn giúp trẻ hạ sốt. Có 2 loại thuốc hạ sốt chính do tổ chức Y tế Thế giới và các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng: acetaminophen và ibuprofen tuy nhiên không được sử dụng bừa bãi mà phải theo chỉ định từ bác sĩ.

4. Tiêu chảy thì uống thuốc ngay lập tức

Nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy, có thể do ăn uống không phù hợp hoặc nhiễm trùng (bao gồm virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng), ngay khi bị tiêu chảy thì việc sử dụng kháng sinh cũng đòi hỏi sự thận trọng.

Về nguyên tắc, thuốc thường chỉ áp dụng cho tiêu chảy không nhiễm trùng nghiêm trọng. Nếu là tiêu chảy nhiễm trùng thì ngay lập tức ngăn chặn vi sinh vật gây bệnh và độc tố tích lũy trong cơ thể. Tuy nhiên với trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh cần cân nhắc thật kỹ.

Việc điều trị tiêu chảy tập trung vào phòng ngừa và điều trị mất nước, uống bù nước, bổ sung kẽm và cho bé tiếp tục bú mẹ.

5. Tiêu chảy nên hạn chế ăn hoặc ngừng bú mẹ

Điều trị tiêu chảy tập trung vào việc ngăn ngừa và điều trị mất nước, nên việc hạn chế cho bé ăn và bú mẹ là không nên. Điều này khiến trẻ rơi vào tình trạng đói, mất sức tình trạng bệnh nặng hơn.

Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy, nên cho bé uống đủ nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước và đảm bảo tiêu thụ chất dinh dưỡng.

- Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên tiếp tục cho con bú, tăng tần suất cho ăn và kéo dài thời gian cho ăn.

- Đối với trẻ em trên 6 tháng, bạn có thể tiếp tục cho ăn như chế độ hàng ngày hoặc bổ sung Oresol nếu cần, khuyến khích trẻ ăn nhiều bữa và tránh cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau quả giàu chất xơ và các loại thực phẩm giàu đường.

6. Truyền dịch tốt hơn uống thuốc

6 quan niem cham con om gay tranh cai `nay lua`

 

Truyền tĩnh mạch là một biện pháp thay thế hoặc trực tiếp tác động tới cơ thể nhanh chóng. Trong trường hợp truyền tĩnh mạch, thuốc trực tiếp đi vào đường lưu thông máu, mặc dù tác dụng của thuốc sẽ nhanh hơn, nhưng không loại trừ việc thuốc gây phản ứng bất lợi cho cơ thể.

Hơn nữa, các phản ứng truyền cũng có thể xảy ra. Ví dụ, tốc độ truyền quá nhanh, nhiệt độ chất lỏng thấp...có thể gây ra các vấn đề trong hệ tuần hoàn máu. Đặc biệt, cơ bắp của trẻ em chưa phát triển toàn diện, việc lấy ven nhiều sẽ làm tổn thương các mạch máu và dây thần kinh. Do đó, ngoài việc tiêm phòng thì trẻ hiếm khi được tiêm bắp.

comment Bình luận

largeer