Cá mú Indonesia và giá trị dinh dưỡng của cá mú Indonesia

Cá mú là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao. Loài cá này còn được gọi là cá song. Cá mú có 3 loại là cá mú đỏ, cá mú đen, cá mú cọp. Cá mú cọp là giống sản xuất nhân tạo mua từ Indonesia gần đây người dân nuôi nhiều.
08/05/2018 21:07

1. Giá trị dinh dưỡng của cá mú Indonesia

Cá mú cọp hay cá mú Indonesia có chiều dài 60-70cm, lớn nhất là 120 cm, khối lượng lớn lên tới 11 kg. Loài cá mú cọp thường sống ở vùng biển mặn, có rạn đá san hô. Ở Việt Nam thì cá được nuôi ở vùng biển nhiệt đới.

Sở dĩ người ta ưa chuộng ăn loại cá này là bởi thịt cá trắng, dai và có vị ngọt thanh. Cá mú càng to thì thịt càng dai và thơm.

Theo kinh nghiệm chế biến món cá mú của nhiều người, bộ phận nào của cá mú cũng được sử dụng từ đầu, thịt, xương, da, đuôi, ruột đếu có thể chế biến thành các món ăn độc đáo. Đầu thường dùng để nấu lẩu hoặc canh chua; phần thân thì chưng nấm, kho củ cải, hấp đều ngon; đuôi cá mú thì có thể chiên giòn rồi xào với ớt chuông; đặc biệt ruột cá, ruột cá dai thích hợp làm các món gỏi hoặc xào rau củ rất ngon.

  • Những người nên ăn cá mú

Thịt cá mú rất giàu protein và các vitamin B2, D, E, PP cùng các khoáng chất canxi, phốt pho, sắt,…những người sau đây là những đối tượng nên ăn cá mú thường xuyên:

- Người có thể trạng gầy, trẻ em bị suy dinh dưỡng.

- Phụ nữ có thai không hấp thu nhiều dinh dưỡng, thai nhi chậm phát triển.

- Người bị các bệnh phù thủng, suy nhược.

- Người bị bệnh tiểu đường, suy gan, thận, mệt mỏi.

gia tri dinh duong cua ca mu indonesia

Cá mú Indonesia và giá trị dinh dưỡng của cá mú Indonesia. Thịt cá mú rất giàu protein và các vitamin B2, D, E, PP cùng các khoáng chất canxi, phốt pho, sắt,…

  • Cách chế biến cá mú cọp:

Một điều cần lưu ý khi chế biến cá mú là không nên sử dụng quá nhiều gia vị, nếu không sẽ làm mất sự ngon ngọt tự nhiên của thịt cá. Cá mú càng to, thịt càng thơm và ngọt.

- Cách thông dụng để chế biến cá mú thành những món ngon là hấp hành gừng, chưng tương, hoặc nướng muối ớt, nấu lẩu chua cay, nấu canh hoặc chiên giòn.

- Cá mú cũng có thể được ăn sống chấm cùng với mù tạt.

- Ngoài ra còn có thể dùng cá mú làm nguyên liệu để trộn gỏi, nấu cháo…Cá mú ghi điểm ở chỗ da cá béo giòn, thịt cá trắng và dai cùng mùi thơm đặc trưng rất hấp dẫn.

Đặc biệt nếu được hấp cùng hành gừng thì món ăn sẽ không bị tanh mà vẫn giữ nguyên được hương vị tinh khiết nhất của biển. Đó là lý do mà cá mú càng ăn càng ngon, không bị ngán.

Giá của cá mú cọp trên thị trường hiện nay là khoảng 500.000 VND/kg.

2. Các bài thuốc chế biến từ cá mú

Chữa phù do suy dinh dưỡng: Dùng bài Cháo cá mú: cá mú, gạo mới, đậu xanh, hành hoa, giá đậu, rau mùi, gừng, hành, gia vị vừa đủ nấu cháo ăn. Công dụng: kiện tỳ hóa thấp, bổ khí huyết... Trị tỳ hư, trẻ em còi, người lớn khó lên cân, các chứng hư nhược gầy sút, phù thũng không rõ nguyên nhân.

Chữa gân xương yếu (nuy chứng): Dùng bài Lẩu cá mú: cá mú, đậu phụ, xương heo, cà chua, nấm rơm, rau ăn lẩu, cải canh, xà lách, cải xoong, hoa chuối, rau đắng là gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn... Công dụng: bổ khí huyết, dưỡng gân xương... Trị chứng hư nhược, mới ốm dậy, người mệt mỏi, lưng yếu, gân xương đau dùng đều tốt.

Chữa đái tháo đường, mệt mỏi: Dùng bài Cá mú chưng tương: cá mú, cà chua, hành tây, nấm hương, nấm mèo, tương hột, miến, tỏi, hành, tiêu gia vị vừa đủ hấp ăn... Công dụng: bổ khí huyết, kiện tỳ, hóa thấp, sinh tân... Trị chứng tiêu khát, hình thể gầy ốm, mệt mỏi.

gia tri dinh duong cua ca mu indonesia 1

Giá trị dinh dưỡng của cá mú. Các món ăn từ cá mú kết hợp với vị thuốc bắc có thể chữa được nhiều bệnh

Chữa chứng tâm tỳ hư ăn ngủ kém: Dùng bài Canh cá mú hoa lý: cá mú, hoa lý, hành, gừng, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: kiện tỳ dưỡng tâm, bổ khí huyết... Trị chứng mệt mỏi, ăn ngủ kém, khó lên cân.

Chữa thai nhi chậm phát triển: Dùng bài Cá mú nấu canh cần: cá mú, cà chua, rau cần, thì là, ớt, mắm muối, gia vị vừa đủ nấu ăn... Công dụng: bổ khí huyết, ích ngũ tạng... Trị chứng khí huyết hư, phụ nữ trước và sau sinh hư nhược, người đái tháo đường, tăng huyết áp dùng đều tốt.

Chữa phụ sản sau sinh ăn kém, ít sữa: Dùng bài Cá mú chưng gừng: Cá mú, nấm đông cô, thịt giò heo, gừng, nghệ, ớt, hành, tỏi, tiêu, muối, đường, gia vị vừa đủ chưng ăn. Công dụng: bổ khí huyết, kiện tỳ, lợi sữa... Trị chứng khí huyết hư, mệt mỏi ở người già, trẻ em.

Chữa huyết hư, chóng mặt: Dùng bài Cá mú hấp nấm: cá mú, thịt heo xay, nấm hương, mỡ chài, tỏi, hành, tiêu, gia vị vừa đủ hấp ăn. Công dụng: bổ khí huyết, ích tỳ thận... Bài này rất tốt cho người ốm lâu ngày, khí huyết đều hư.

Chữa bí tiểu, phù thũng: Dùng bài Canh chua cá mú: cá mú, cà chua, măng chua, giá đậu, dọc mùng, gia vị vừa đủ nấu chua ăn. Công dụng: Kiện tỳ hóa thấp, tiêu phù... Trị ngoại cảm nội thương khí huyết hư mà sinh phù.

Chữa trẻ em tỳ hư, chậm lớn: Dùng bài Cá mú sốt chua ngọt: cá mú, hành tây, cà chua, thơm, củ kiệu, gia vị. Cá chiên vàng, hành tây, thơm, ớt xanh, củ kiệu các vị cắt hột lựu phi thơm, rưới lên cá. Công dụng: bổ tỳ vị, dưỡng khí huyết... Trị chứng chóng mặt, ho đàm, tức ngực sườn.

Chữa tỳ hư ăn không ngon: Dùng bài Cá mú om dưa: cá mú, dưa chua, cà chua, thì là, gừng, dầu ăn, hành tím, đường, tiêu, gia vị vừa đủ kho ăn... Công dụng: kiện tỳ vị, hóa đờm, dưỡng khí huyết... Trị chứng can tỳ hư ăn không ngon mệt mỏi.

comment Bình luận

largeer