Ăn chay chữa được tiểu đường?

Nhiều bệnh nhân tiểu đường đang truyền tai nhau về việc ăn chay có thể chữa được tiểu đường. Điều này có phải là sự thật?
05/10/2020 14:54

Ăn chay có chữa được tiểu đường không?

Bà Nông Thị Lan (65 tuổi, Tuyên Quang) đang áp dụng chế độ ăn chay trường với hy vọng chữa khỏi bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các con của bà liên tục phản đối vì cho rằng, biện pháp này không có cơ sở khoa học, do đó, người nhà đã gửi câu hỏi đến Tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng nhằm tìm lời giải đáp.

Liên quan đến vấn đề này, GS.TS Nguyễn Thy Khuê, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết, thức ăn chay không phải là thuốc nên không thể ăn chay để thay thuốc chữa bệnh tiểu đường.

Mặt khác, khi ăn chay, cơ thể có nguy cơ thiếu một số chất vi lượng cần thiết như vitamin B12, vitamin D, canxi, chất sắt và kẽm… nên rất có hại cho điều trị. Theo GS. Khuê, đái tháo đường là bệnh có thể duy trì tình trạng ổn định được bằng ăn uống đúng cách, luyện tập, uống thuốc đầy đủ. Với khẩu phần ăn, cần đảm bảo lượng chất bột đường (gạo) chiếm 50-60%, chất đạm chiếm 15% (với người lớn), mỡ động vật dưới 7%.

an chay

Ăn chay có thể chữa được bệnh tiểu đường?

Hiện nay, nhiều bệnh tiểu đường đang có phong trào ăn chay, mỗi tháng có mấy ngày nhịn ăn tuyệt đối và kết hợp tập yoga để tự điều trị bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo ăn chay sai cách có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, nhất là với bệnh nhân đái tháo đường.

Suy kiệt vì ăn chay

Ngày 3/10 vừa qua, có tiền sử bị tiểu đường 15 năm, chị P.T.N.A. (50 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đã phải nhập viện Bệnh viện (BV) Nhân dân Gia Định vì chỉ còn 35kg và không thể đi đứng.

Nguyên nhân sâu xa là cách đây 5 năm, chị bắt đầu ăn chay vì bạn bè chỉ cách ăn như vậy sẽ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Mỗi bữa, chị ăn một chén cơm trắng, nửa miếng đậu hũ kèm nước tương, một đĩa gồm nấm và các loại rau xào, một chén canh. “Chính vì ăn như vậy trong nhiều năm đã làm bệnh nhân bị suy dinh dưỡng rất nặng, người chỉ còn da bọc xương, xỉu vì mệt”, bác sĩ Phạm Phước Thành, chuyên khoa Dinh dưỡng của BV, cho biết.

Cũng theo bác sĩ Thành, ăn chay thế nào có lợi cho sức khỏe là điều đáng được quan tâm.

Có hai trường phái ăn chay. Thuần thực vật “veganism” và không ăn thịt “vegetarian” (có thể ăn các sản phẩm từ động vật như trứng, sữa, phô mai...). Ở các nước Âu, Mỹ, hiện nay đang có trào lưu ăn veganism để bảo vệ môi trường, tránh việc nuôi, giết mổ các loài động vật và cũng giúp cơ thể tránh khỏi các độc tố từ thịt.

Thực sự, chế độ ăn chay này mang lại kết quả tích cực về sức khỏe cho con người nói chung cũng như đối với các bệnh lý nói riêng, đặc biệt là tiểu đường. Nhưng đó là ở Âu, Mỹ, nơi các thực phẩm thô để chế biến chế độ vegan có chất lượng dinh dưỡng cao. Còn ở Việt Nam, cơm là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn.

Việc ăn chay, ít nhất là không ăn thịt, đối với người tiểu đường, vẫn có cơm và rau củ. Rất ít người Việt có bữa ăn chay như khẩu phần ăn chay của người Âu, Mỹ. Do đó, người tiểu đường thích ăn chay cho nhẹ nhàng thì thay vì ăn chay trường, có thể chọn giải pháp linh động, chỉ ăn chay một vài ngày trong tháng cũng rất tốt.

Dương Nhung (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer