Ăn cua biển có béo không?

Cua biển là loại hải sản chứa nhiều dinh dưỡng, rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, với đặc tính giàu dinh dưỡng của mình, nhiều người lo ngại sẽ bị tăng cân sau khi ăn cua biển.
25/11/2020 10:57

Thành phần dinh dưỡng của cua biển

Cua biển là loại hải sản bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích. Thành phần dinh dưỡng trong cua biển rất đa dạng. Trong một con cua biển có thể cung cấp khoảng 3-8% lượng sắt và kali mỗi ngày. Trong thịt cua có một lượng lớn dưỡng chất kẽm và đồng. Cua biển còn được biết đến là loại rất giàu protein và các chất truyền dẫn thần kinh. Đặc biệt, hàm lượng protein trong thịt cua cao hơn hẳn các loại thịt, cá khác và các loại thịt động vật như gia súc, gia cầm. Đồng thời lượng protein này còn rất dễ tiêu hóa nên phù hợp đối với mọi đối tượng sử dụng từ người già đến trẻ em.

cua bien

Thành phần dinh dưỡng trong cua biển rất đa dạng.

Trong cua biển còn chưa Omega-3, vitamin B12, natri và cholesterol. Theo nghiên cứu, một phần ăn 75g thịt cua cung cấp 9,78 mg vitamin B12, 911 mg natri và 45 mg cholesterol.

Tác dụng của cua biển

Với nhiều khoáng chất và vitamin như đã nêu trên, cua biển rất tốt cho sức khỏe người dùng, cụ thể:

Bổ sung hồng cầu, tốt cho người thiếu máu: Với lượng vitamin B12 và chất sắt có trong thịt cua, chúng giúp cơ thể sản xuất ra các tế bào hồng cầu. Nhờ đó có thể ngăn ngừa và chữa trị được chứng bệnh thiếu máu hiệu quả.

Giảm mỡ máu: Trong thịt cua, ghẹ chứa nhiều chất khoáng, axit béo Omega 3, magie có khả năng làm giảm lượng mỡ thừa có trong máu. Đồng thời giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về nhồi máu cơ tim, hoặc đột quỵ.

cua bien 1

Ăn cua biển có béo không?

Ngăn ngừa ung thư: Tất cả các động vật có vỏ như cua có số lượng lớn selen - một chất chống oxy hóa, và hủy bỏ những chất gây ung thư cadmium, thủy ngân và arsenic, có thể gây ra các khối u.

Phát triển trí não, bổ sung canxi: Hàm lượng omega - 3 cao giúp trí não phát triển và thị lực khỏe mạnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đồng thời, lượng canxi trong cua biển cũng giúp hệ xương khớp chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương. 

Ngoài ra, theo Đông y, thịt cua có vị ngọt, mặn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sinh huyết, tán ứ, giảm đau, bổ xương tuỷ nên rất tốt cho cơ thể đang phát triển ở trẻ nhỏ và tình trạng suy yếu ở người cao tuổi. Tuy nhiên vì cua có chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp với người cao huyết áp và bị gout. Những người bị cảm gió, sốt, mắc bệnh dạ dày, tiêu chảy cũng không nên ăn.

Ăn cua biển có béo không?

Cua biển cũng như một số loại hải sản khác có chứa cholesterol nhưng không nhiều. Đồng thời, các chất béo trong cua biển đều rất dễ tiêu hóa, dễ bão hóa cực kỳ tốt cho sức khỏe và không hề gây tăng cân. Do đó, ăn cua biển với chế độ hợp lý sẽ không gây béo.

Tuy nhiên, do cua biển có tính hàn nên những người có thể tạng hàn không nên ăn cua biển nhiều vì có thể gây ra tiêu chảy, đi ngoài.

Cua biển cũng không thể kết hợp ăn chung với một số thực phẩm khác như trà và quả hồng. Khi ăn cua và sau khi ăn cua khoảng một tiếng không nên uống trà, vì nước trà có thể làm loãng axít trong dạ dày, khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thị các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn đẫn đến đau bụng đi ngoài.

Mùa thu, lúc cua béo ngậy cũng là mùa hồng chín đỏ. Nhưng hai thức này lại không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể dẫn đến những phản ứng xấu như buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe.

 Thùy Dương (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer