Ăn mì tôm sống có tăng cân không?

Ăn mì tôm sống có tăng cân không? Là một loại thực phẩm ăn nhanh, tiện lợi được nhiều người sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên món ăn này tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe.
20/02/2018 08:44

Ăn mì tôm sống có tăng cân không?

Trong một gói mì tốm sống thường chứa 190 calo, chất béo khó tiêu chiếm 15-20%, ít chất xơ, vitamin, đạm, giàu carbonhydrates.

Thói quen ăn mì tôm sống không chỉ gây đầy bụng mà còn gây tăng cân mất kiểm soát. Hơn nữa, với một bữa ăn chỉ 190 calo là không đủ đáp ứng chất dinh dưỡng, vì thế khi nấu mì bạn nên cho thêm thịt, rau để đảm bảo tỷ lệ 300 – 500 calo đối với nữ, 400 – 600 calo đối với nam. 

Lượng chất béo của mì tôm là nguyên nhân chính khiến cơ thể tăng cân nhanh, lượng mỡ dư thừa nhiều mà vẫn thiếu chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu thường xuyên ăn mì tôm sống, chất béo bão hòa sẽ vào cơ thể quá nhiều gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe.

an mi tom song co beo khong

Ăn mì tôm sống có tăng cân không? Câu trả lời là có, lượng chất béo từ gia vị và dầu trong khi chiên mì không tốt cho người béo phì

Bên cạnh đó, nguyên liệu làm ra mì tôm là bột mì chứa nhiều nhiều chất dinh dưỡng, ít chất béo nhưng khi chiên mì thành phẩm chất béo lại tích tụ và gây béo cho cơ thể. Hơn nữa, gia vị đi kèm trong gói mì cũng chứa lượng lớn chất béo.

Mì tôm được xem là thực phẩm dễ ăn tiện lợi nhưng không phải ai cũng ăn được. Ví như những người có chế độ ăn ít Natri thì không nên ăn bởi mì tôm có hàm lượng Natri rất cao. 

Nghiên cứu cho thấy rằng ăn một bát mì ăn liền tương đương với uống 65ml nước tương (hoặc nước mắm), lượng natri trong một gói mì vượt xa tiểu chuẩn bình thường. Tiêu chuẩn về lượng muối được phép ăn để cơ thể khỏe mạnh không được quá 6 gram/người/ngày. Nhưng trong thực tế, hàm lượng muối trong một gói mì tôm và gia vị đi kèm cao vượt quá 1,8 lần so với trọng lượng tiêu chuẩn.

Tác hại của mì tôm sống

Nóng trong

Để giữ được độ giai dòn, mì tôm được chiên dầu ở nhiệt độ cao nên khi ăn sống bạn thường thấy khô miệng, khát nước. Nếu ăn thường xuyên bạn sẽ thấy nóng trong người, nổi mụn, nhiệt miệng.

Nguy cơ bệnh huyết áp, đột quỵ

Do mì ăn liền có thành phần chất béo có tên shotrerning. Chất béo này chiếm 15-20% trong mì. Thêm nữa, chúng chủ yếu là dạng axit béo no (axit béo bão hòa) là loại chất béo khó tiêu hóa.

Thêm nữa, mì ăn liền còn có chất béo dạng trans (Trans fat). Bởi thế, các chất béo này sẽ làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ.

an mi tom song co beo khong 1

Ăn mì tôm sống có tăng cân không? Không chỉ khiến cân nặng tăng nhanh mà ăn mì tôm sống còn gây xơ vữa động mạch

Ảnh hưởng dạ dày

Ăn mì tôm sống sẽ không tránh được việc bạn bị dầy hơi. Các chất phụ gia trong thực phẩm này sẽ tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa, gây rối loạn chức năng.

Tăng cân

Ăn mì tôm sống bạn vô tình đã nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể. Điều này khiến bạn tăng nguy cơ béo phì, tăng cân không kiểm soát được và mắc các bệnh liên quan tới béo phì.

Thiếu chất dinh dưỡng

Thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt. Chúng không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Do đó, ăn liền suốt thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng. Bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, hôn mê...

Sỏi thận

Mỳ tôm là thực phẩm có chứa rất nhiều muối. Vì thế, ăn nhiều mỳ tôm với lượng muối cao như vậy vô tình làm hại thận, thậm chí dùng nhiều có thể gây sỏi thận.

Ăn mì tôm đúng cách tránh hại sức khỏe

Các chuyên gia cho rằng, nếu vẫn tiếp tục ăn mì, bạn nhất định phải lựa chọn, chỉ ăn sợi mì mà không ăn nước (pha mì), hoặc mỗi lần ăn mì chỉ nên ăn 1/3 lượng muối trong gói mì là đủ, không được ăn nhiều hơn.

Nên cho thêm thức ăn kèm khi ăn mì ăn liền với những món ăn giàu vitamin như rau bina (rau cải bó xôi), ớt xanh, rau lá xanh …để pha loãng các chất phụ gia khác nhau trong gói mì gây hại cho cơ thể con người.

an mi tom song co beo khong 2

Phải kiểm tra kỹ gói mì trước khi ăn như hạn sử dụng, an toàn đóng gói.Chất lượng của gói mì liên quan đến an toàn sức khỏe, khi mì đã bị đổi màu, bạn không nên ăn nữa.

Ngửi gói mì có mùi vị "ôi" thì phải khẩn trương bỏ ngay vì lúc này mì đã bị biến chất, có thể gây hại cho cơ thể.

comment Bình luận

largeer