Ăn rau tầm bóp có tốt không?

Ăn rau tầm bóp có tốt không? Đây là loại rau dại đang được bán nhiều trên thị trường. Tuy nhiên nhiều người chưa biết đến món rau này và thắc mắc về tác dụng của nó.
04/03/2018 18:57

Ăn rau tầm bóp có tốt không?

Rau tầm bóp là loài cây dại, mọc nhiều ở bãi đất trống, bờ ruộng, ven rừng. Cây này thuộc họ cà nên có nhiều đặc điểm giống cây cà về lá và quả.

Về cách nhận biết cây tầm bóp, theo Đông y đây là cây thân thảo, cao từ 50 - 90 cm, có nhiều cành nhánh. Lá tầm bóp mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hoặc không. Hoa tầm bóp mọc đơn độc, có cuống mảnh

Ở nông thôn, người dân rất quen và sử dụng thường xuyên loài rau này. Tuy nhiên ở thành phố, đây là loại rau được bán với giá đắt đỏ bởi độ sạch sẽ, không chất bảo quản.

Cây tầm bóp vị đắng, tính mát, không độc, có thể chế biến thành nhiều món ăn và đều mang đến hương vị rất lạ, thanh và mát.

an rau tam bop co tot  khong 1

Ăn rau tầm bóp có tốt không? Loài rau dại này sạch, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

Tác dụng rau tầm bóp

- Chế biến món ăn. Loài rau này có thể luộc, nấu canh, xào thịt sẽ mang đến cho người ăn hương vị lạ, đắng nhạt nhưng rất mát. Nhiều người có thể dùng rau tầm bóp để ăn lẩu. Vì rau có tính mát nên rất tốt cho người bị bệnh dạ dày, giải nhiệt, mụn nhọt.

- Quả tầm bóp có màu đỏ, vị hơi chua dùng để làm mứt, thuốc chữa bệnh thận, ho, tiêu đờm, bài tiết.

- Rễ cây tầm bóp là một dược liệu dùng để chữa trị bệnh đái tháo đường (bệnh phổ biến ở Việt Nam)

- Hình dáng cây và quả tầm bóp khá bắt mắt bên nhiều nhà dùng để làm cảnh trong phòng khách nhằm làm mới môi trường sống.

Những bài thuốc từ cây tầm bóp

- Cây tầm bóp trị nhọt vú, đinh độc: Dùng 40 - 80gr cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.

- Cây tầm bóp trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu, bệnh tay chân miệng: Dùng 15 - 30gr cây tầm bóp khô (tươi 50 - 100gr) sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền.

- Cây tầm bóp trị đái tháo đường: Rễ cây tầm bóp tươi (20 - 30gr) nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày dùng 1 lần, uống từ 5 - 7 ngày.

Phân biệt rau tầm bóp và cây lu lu đực

Cây rau tầm bóp dễ bị nhầm lẫn với cây lu lu đực bởi có nhiều đặc điểm về hình thái thân và lá khá giống nhau.

Bác sỹ Ngô Văn Hoàn, Phó Giám đốc Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh Tuyên Quang cho biết, theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Tất Lợi, cây lu lu đực có tên khác là thù lù đực, gia cầu, nút áo, cà đen, long quỳ. Đây là cây thảo cao 30 - 100 cm, sống hằng năm hoặc lâu năm, có thân phân cành, lá nguyên, hình trái xoan nhọn, thuôn dần thành cuống; phiến hơi phân thùy hay có góc. Quả nang tròn, lúc còn non có màu lục sau chuyển sang màu vàng hay đỏ, khi chín hẳn có màu đen, chứa nhiều hạt dẹp. Cây ra hoa vào mùa thu.

an rau tam bop co tot khong

Phân biệt cây tầm bóp và lu lu đực để tránh ăn nhầm

Cây lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu. Vì có chứa các hoạt chất alkaloid như: Steroid, solanine, solasonine, solamargine, chaconine, đặc biệt là trong các quả non nên loài cây này thường được phân loại là một cây có độc. Tuy nhiên, những hoạt chất này có hàm lượng rất nhỏ, không gây chết người và các biến chứng nguy hiểm, chính vì vậy quả chín và ngọn lá non được dùng làm rau ở một số nơi. Muốn sử dụng làm rau ăn nên luộc qua nước sôi trước khi sử dụng, sẽ làm phân hủy các chất độc.

Lu lu đực và tầm bóp có ngoại hình khá giống nhau, nên khi mọi người đi tìm hái hoặc muốn trồng, cần nắm rõ được những đặc điểm phân biệt hai loại cây quả này để sử dụng chúng một cách hợp lý.

comment Bình luận

largeer