Những ai không nên ăn rau ngót?

Những ai không nên ăn rau ngót? Rau ngót được biết đến là loại thực phẩm giàu vitamin, muối khoáng và canxi... rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn loại rau đặc biệt này.
26/02/2018 16:30

Giá trị dinh dưỡng của rau ngót

Trong các loại rau, rau ngót là loại có nhiều chất bổ. Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và muối khoáng trong 100g rau ngót có 169mg canxi; 64,5mg photpho; 185mg vitamin C, rau ngót còn có một lượng chất đạm protid đáng kể.

Nhung ai khong nen an rau ngot 3

Những ai không nên ăn rau ngót? Rau ngót cung cấp nhiều vitamin và muối khoáng cần thiết

Tỷ lệ protid trong rau ngót nhiều gấp đôi rau muống và tương đương với một số loại đậu như đậu ván, đậu đũa, đậu cô-ve… là những thức ăn thực vật vẫn được biết giàu chất đạm. Trong 100 gram rau ngót có 5,3g protid; 100g rau muống có 3,2g protid; đậu ván có 2,8g; đậu cô-ve có 5g; đậu đũa có 6g… Về thành phần hóa học, trong 100g rau ngót có 86,4g nước; 5,3g protid; 3,4g glucid; 2,5g xenluloza và cung cấp cho cơ thể được 36 kalo. Chất protid trong rau ngót thuộc loại protid thực vật quý, hiếm có ở những rau khác.

Trong 100 gram protid của rau ngót có 3,1g lysin; 2,5g methionin; 1g tryptophan; 4,7g phenylalanin; 6,5g threonin; 3,3g valin; 4,6g leuci; 3,3g isoleucin… là những acid amin rất cần thiết cho cơ thể.

Rau ngót chứa nhiều vi chất có tác dụng tốt cho mắt. Nhóm vitamin C cao giúp tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật và vitamin B trong rau ngót hỗ trợ cơ thể tăng cường chuyển hóa đạm cần trong giai đoạn tăng trưởng.

Tác dụng của rau ngót

Trị táo bón ở trẻ

Dùng 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại mà còn có tác dụng chữa bệnh, kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn.

Nhung ai khong nen an rau ngot 2

Những ai không nên ăn rau ngót? Rau ngót có tác dụng trị táo bón ở trẻ nhỏ

Chữa tưa lưỡi ở trẻ

Sự xuất hiện những đốm trắng giống cặn sữa trên bề mặt lưỡi được gọi là tưa lưỡi. Trẻ có thể bị đau rát dẫn đến kém ăn. Dùng rau ngót trong điều trị bệnh tưa lưỡi bằng cách lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, sau đó đánh trên lưỡi, lợi, vòm miệng của trẻ. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.

Chữa trị sốt ở trẻ

Dùng rau ngót rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cho trẻ uống còn bã đắp vào thóp để giảm thân nhiệt cho trẻ.

Lợi sữa

Rau ngót là lựa chọn số một của nhiều chị em sau sinh bởi từ góc độ dinh dưỡng, lá rau ngót chứa nhiều vitamin A, B, C, canxi… Ăn rau ngót sẽ giúp các mẹ tăng lượng sữa, giảm nguy cơ viêm nhiễm, giúp co thắt dạ con. Sử dụng rau ngót bằng cách rửa sạch, xay lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hàng ngày.

Hỗ trợ giảm cân

Người bệnh đái tháo đường chỉ được ăn ít cơm để glucoz - huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Rau ngót có inulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường (đường và cơm là đường nhanh). Mặt khác, khả năng sinh nhiệt của inulin chỉ bằng 1/9 của chất béo. Bên cạnh đó, rau ngót còn có khả năng sinh nhiệt thấp (100g chỉ có 36 lalori), ít gluxid và lipid nhưng nhiều protein do đó rất phù hợp với thực đơn người muốn giảm cân.

Hạ huyết áp

Trong rau ngót có chứa papaverin, chất này có tác dụng gây dãn mạch, chống co thắt cơ trơn. Vì vậy có tác dụng giảm huyết áp hữu hiệu. Bài thuốc này có thể áp dụng cho cả người bị mỡ máu cao (xơ vữa động mạch), tai biến mạch máu não do tắc mạch, nghẽn mạch.

Tốt cho phụ nữ sau sinh

Rau ngót rất tốt cho phụ nữ sau sinh, do rau ngót có tính hàn, vị ngọt, giải độc, thanh lọc, lợi tiểu, lại ít chất béo, điều chỉnh nồng độ cholesterol, vitamin C dồi dào (hơn cả cam và ổi) giàu chất xơ, lượng đạm thực vật cao, bổ dưỡng. Đối với các chị em sau khi sinh, món rau ngót không thể thiếu trong các món ăn hằng ngày bởi ngoài bồi bổ, lợi sữa, còn có tác dụng giảm cân hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhung ai khong nen an rau ngot 4

Rau ngót tốt cho phụ nữ sau sinh

Những tác động nội tiết của các hợp chất hoá học sterols có tính chất estrogen trong rau ngót giúp lợi sữa và chất ephedrin rất tốt cho những người bị cúm.

Đái dầm ở trẻ em

Dùng 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.

Những ai không nên ăn rau ngót?

Những người cần bổ sung canxi do glucocorticoid chính là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở do quá trình hấp thu canxi và photpho, cả canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.

Nhung ai khong nen an rau ngot 5

Những người cần bổ sung canxi do glucocorticoid không nên ăn rau ngót

Những người có tiền sử sảy thai liên tiếp đẻ non, con quý hiếm (thụ tinh trong ống nghiệm) nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống.

Với người khó ngủ, đã có báo cáo rằng trong những người uống nước ép rau ngót (150g) từ 2 tuần đến 7 tháng đã xảy ra tác dụng phụ như có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở tại Đài Loan. Tuy nhiên, những triệu chứng này biến mất sau 1 ngày ngừng tiêu thụ nước ép lá rau ngót.

Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra tác hại của rau ngót với thai kỳ. Trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung khiến phụ nữ mang thai rất dễ sảy thai. Vì vậy, đối với phụ nữ mang thai thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu sử dụng nhiều.

Nhung ai khong nen an rau ngot

Những ai không nên ăn rau ngót? Phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngót trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Thực tế, khi mang thai người phụ nữ vẫn hoàn toàn có thể ăn được rau ngót nhưng không nên ăn trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ, mà chỉ nên hạn chế ăn loại rau này. Không cần thiết phải kiêng tuyệt đối, nhưng với điều kiện chỉ ăn 2 - 3 bữa/tuần.

comment Bình luận

largeer