Bà bầu cần tiêm những loại vắc xin nào?

Việc tiêm vắc xin trong quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày là việc làm phòng tránh các bệnh và bảo vệ thai nhi được tốt nhất từ trong bụng mẹ.
26/04/2018 21:45

1. Tiêm phòng trước khi mang thai

  • Rubella

Nếu bà bầu mắc bệnh Rubella vào 3 tháng đầu và tháng cuối của thai kì thì dễ bị sảy thai, đẻ non, thai nhi dị dạng…Vì vậy trước khi có thai nên tiêm phòng Rubella để phòng ngừa bệnh.

  • Viêm gan B

Trước khi có bầu bạn nên tiêm phòng viêm gan B để tránh mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm như ung thư gan.

  • Thủy đậu

Trước khi mang thai ít nhất 2 tháng bạn nên tiêm phòng thủy đậu vì nếu trong khi mang thai bạn mắc bệnh thủy đậu dễ ảnh hưởng tới thai nhi khiến thai nhi bị dị tật, dị dạng liệt chân tay…

ba bau can tiem nhung loai vac xin nao

Bà bầu cần tiêm những loại vắc xin nào? Trước khi có thai nên tiêm phòng Rubella để phòng ngừa bệnh

  • Tiêm phòng cúm

Khi mang thai mắc bệnh cảm cúm có thể khiến thai nhi của bạn bị ảnh hưởng và gây hậu quả không tốt cho thai nhi. Vì thế trước khi có ý định mang thai bạn nên tiêm phòng cúm vào thời điểm dịch cúm bùng phát (tháng 11-tháng 3 năm sau).Nếu bạn bị nhiễm cúm, hắt hơi, sổ mũi trong quá trình mang thai thì cần phải đến bệnh viện khám ngay để có được lời khuyên tốt nhất.

2. Trong quá trình đang mang thai lần 1

Nhất định tiêm phòng uốn ván trong quá trình mang thai. Uốn ván là một bệnh do vi khuẩn gây ra ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương gây cứng hàm, gây cứng cơ, mất ý thức, đặc biệt có thể gây thai chết lưu trong bụng mẹ, chúng xâm nhập qua các vết thương hở ở da

Bà mẹ yên tâm tiêm phòng uốn ván mà không ảnh hưởng gì tới thai nhi.

  • Lịch tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ:

Mũi 1: Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao.

Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1.

Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau.

Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau.

Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván.

Ngoài ra, nếu trước khi mang thai mẹ bầu chưa hoàn thành các mũi vắc xin ngừa cúm, viêm gan B thì khi mang thai có thể tiêm bổ sung (lưu ý là vắc xin ngừa cúm loại bất hoạt).

3. Lịch tiêm phòng cho trong mang thai lần 2

Lịch tiêm phòng và các mũi tiêm phòng cho bà bầu lần 2 phụ thuộc vào có thai lần đầu bạn đã tiêm hay chưa và cách nay là bao lâu.

Khi mang thai lần thứ 2, bà bầu cần chú ý việc tiêm nhắc các loại vắc xin mà chỉ có hiệu lực trong vài năm. Ví dụ như nếu lần mang thai sau cách lần mang thai đầu 5 năm, mẹ bầu nên làm xét nghiệm kiểm tra kháng thể để tiêm nhắc các loại vắc xin như vắc xin ngừa viêm gan B, Rubella… nếu lượng kháng thể xuống thấp dưới mức cho phép. Đối với vắc xin ngừa cúm, Bộ Y tế khuyến cáo nên tiêm hằng năm.

ba bau can tiem nhung loai vac xin nao.jpg 1

Khi mang thai lần thứ 2, bà bầu cần chú ý việc tiêm nhắc các loại vắc xin mà chỉ có hiệu lực trong vài năm

Đối với vắc xin phòng uốn ván, lịch tiêm phòng  lần 2 khác với lần đầu của bà mẹ. Số mũi tiêm phụ thuộc vào mũi tiêm cuối cùng cách đó là bao lâu. Cụ thể là:

  • Nếu là mang thai lần đầu và chưa tiêm uốn ván trong vòng 5 năm gần nhất, thai phụ cần tiêm mũi đầu tiên trong 3 tháng giữa của thai kỳ và mũi thứ 2 tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.
  • Nếu là mang thai lần 2 hoặc những lần sau mà trong vòng 5 năm chưa tiêm nhắc vắc xin uốn ván, thai phụ cần tiêm một mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ.
  • Nếu thai phụ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi: bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.
  • Nếu thai phụ đã được tiêm phòng 3 – 4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
comment Bình luận

largeer