Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu
Nguyên liệu cần có cho món cháo cá chép cho bà bầu
- 1 con cá chép to khoảng 700g
- ½ bát gạo
- 1 nắm gạo nếp
- 1 củ cà rốt nhỏ
- 10 trái nấm rơm
- Hành lá, tía tô
- Hành củ, gừng, nghệ tươi
- Một nắm đậu xanh
- Gia vị vừa đủ
Các bước nấu cháo cá chép cho bà bầu
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Để góp phần tạo nên một món cháo cá chép ngon thì công đoạn sơ chế cá là vô cùng quan trọng. Khi mua cá chép về bạn đem đánh vảy cho thật sạch, loại bỏ hết ruột cá, mang cá. Lấy dao nhỏ cạo sạch phần màu đen bên trong bụng cá để không còn vị đắng rồi đem cá rửa qua với nước muối.
Tiếp tục ngâm cá vào nước vo gạo hoặc nước giấm khoảng 10 phút, vớt ra lấy chanh chà xát lên cá rồi lại rửa lại với nước cho thật sạch. Làm vậy để khử mùi tanh của cá và bà bầu thì thường không chịu nổi mùi này nên nếu bạn làm không kỹ thì họ sẽ không ăn được.
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch cắt hạt lựu, nấm rơm cắt bỏ gốc ngâm qua nước muối, rửa sạch cắt đôi. Củ gừng, nghệ, hành bỏ vỏ, giã nát.
Bước 2: Nấu cháo
Bạn lấy một cái nồi lớn đem vo hết gạo nếp lẫn gạo tẻ rồi đổ nước vào, cho luôn đậu xanh và bắt lên bếp đun. Trong thời gian chờ đợi gạo nỏ bạn bắt một nồi nước nhỏ khác, cho cá vào luộc chín. Vớt ra đĩa để nguội bớt rồi gỡ lấy hết phần thịt cá ra. Chú ý cẩn thận không gỡ luôn xương dăm của cá.
Cho thêm vào bát thị cá chút nước mắm, trộn đều lên, nhớ trộn nhẹ tay để giữ được thịt cá nguyên thớ không bị nát nhuyễn. Phần đầu cá bạn đem giã nát rồi hòa với một ít nước, lọc qua rây lấy nước bỏ bã.
Cách nấu cháo cá chép cho bà bầu. Những dưỡng chất mà món cháo cá chép mang lại sẽ rất cần thiết cho cơ thể mẹ và bé
Tiếp tục bạn bắt chảo dầu nóng lên bếp cho ít hành củ vào phi thơm. Sau đó cho cà rốt, nấm rơm vào đảo sơ. Tiếp tục cho cá vào xào 3 phút thì tắt bếp.
Sau khi nồi cháo gạo đã chín nở mềm bạn cho nước cốt xương cá vào cùng với phần thịt cá vừa xào. Đảo đều tay và thêm gừng, nghệ cùng gia vị cho vừa ăn, đun đến khi cháo sôi chín thì tắt bếp. Bạn nhớ canh lượng nước cháo vừa ăn không nên nấu quá lỏng hoặc quá đặt sẽ không ngon bạn nhé.
Múc cháo ra bát và cho thêm hành lá, tía tô lên trên. Ăn ngay khi còn nóng sẽ rất ngon bạn nhé. Dù cho món ăn này có đúng sẽ giúp cho em bé sinh ra thông minh, xinh đẹp hay không thì những dưỡng chất mà món cháo cá chép mang lại sẽ rất cần thiết cho cơ thể mẹ và bé. Vì vậy bạn hãy bắt tay vào chế biến và dùng ngay bạn nhé.
Các món ăn từ cá chép bà bầu có thể ăn
Cá chép nấu canh chua
Chuẩn bị:
- Cá chép: 400 g
- Cà chua: 4 quả
- Dưa chua: 1 bát con
- Gừng: 1 nhánh nhỏ
- Hành lá, thì là, rau dăm
- Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, bột canh, mì chính.
Thực hiện:
- Hành, dăm, thì là rửa sạch cắt khúc, gừng gọt vỏ thái chỉ, cà chua rửa sạch bổ múi cau.
- Cá chép sau khi làm sạch cắt khúc. Cá chép sau khi làm sạch cắt khúc.
- Phi thơm hành với dầu ăn cho cà chua vào xào sơ. Nêm ½ thìa bột canh để cà chua mau nhừ. Sau đó cho phần nước lạnh vào đun sôi. Nêm gia vị vừa miệng.
- Khi nồi nước sôi thả cá chép đã rán sơ vào đun nhỏ lửa cho ngọt nước.
- Khi nồi riêu gần chín cho phần dưa chua vào. Với cách này dưa chua sẽ không bị chín nhừ. (Nếu thích đậm đà bạn có thể cho dưa vào xào cùng cà chua nhé).
- Đun thêm khoảng 4 phút. Thêm hành, thì là rau dăm cùng mì chính, tắt bếp cho canh riêu cá chép chua cay ra bát.
Cá chép xốt cà chua
Nếu mẹ nào không ăn được cháo cá chép hoặc không có thời gian để nấu cháo, các mẹ có thể chế biến món cá chép xốt cà chua rất đơn giản.
Chuẩn bị:
- Cá chép 1 con
- Cà chua
- Hành lá
- Tỏi băm, gừng băm
- Gia vị
- Dầu ăn
Thực hiện:
- Cá chép bỏ ruột, đánh vẩy và rửa sạch. Dùng dao khía những đường dọc thân cá, mỗi đường cách nhau khoảng 2cm. Cho ra tô, ướp với một chút gia vị trong khoảng 20phút.
- Cho dầu ăn vào chảo sâu lòng. Đun dầu nóng già, cho cá vào chiên vàng. Để ra giấy thấm bớt dầu. Cho ra đĩa.
- Cho 1 ít dầu vào nồi. Cho gừng, tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Cho thêm dấm, đường, cà chua, muối và 40ml nước, khuấy đều, nếm vừa.
- Nêm nếm thành sốt chua ngọt vừa miệng. Rắc hành lá thái nhỏ.
- Đổ nước sốt lên mình cá. Thưởng thức khi nóng là ngon nhất.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm