Bài thuốc chữa bệnh từ cây sảng

Cây sảng là loài thân gỗ mọc phổ biến tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ,… Người dân thường thu hái vỏ cây quanh năm để làm thuốc chữa bệnh mụn nhọt, sưng tấy. Cây thuốc được bào chế dưới dạng thuốc tươi hoặc sấy khô. Công dụng trị bệnh của cây sảng chưa thật phổ biến, chủ yếu là ở các tỉnh trung du phía Bắc.
14/11/2024 16:20

Công dụng

Cây sảng là vị thuốc nam quý, người ta sử dụng rộng rãi vị thuốc này dưới dạng tươi hay khô trong y học cổ truyền. Các tài liệu YHCT có ghi nhận vỏ cây sảng được dùng chữa sưng tấy, mụn nhọt. Vị thuốc dùng độc vị hoặc có thể kết hợp dùng phối hợp với những vị thuốc khác.

Dược liệu cũng được sử dụng để trị bạch đới nhiều, lâm trọc và lá dùng trị đòn ngã tại một số vùng ở Quảng Tây (Trung Quốc). Tại vùng Vân Nam, cây sảng còn được sử dụng phơi khô làm thuốc thanh phế nhiệt giúp thải độc, mát gan. Ngoài ra, hạt của cây cũng được dùng ăn nhờ  hương vị rất ngon.

Ngoài công dụng trị bệnh là chính, cây sảng ra hoa và quả có màu sắc bắt mắt còn được trồng làm cảnh. Trong đời sống, người ta tận dụng các sợi vỏ của cây sảng để làm túi xách và giấy. 

cay-sang-phong-thuy

Bài thuốc từ cây sảng chữa bệnh

Vỏ cây sảng được dùng làm thuốc là chủ yếu, sau khi thu hoạch thì vỏ cây sẽ được phơi khô và bảo quản nơi khô ráo dùng trong nhiều tháng. YHCT ghi nhận những hiệu quả chữa bệnh của cây sảng chủ yếu trong trị bỏng, chữa sưng tấy và mụn nhọt. Cách điều chế thuốc như sau:

Bài thuốc chữa sưng tấy, mụn nhọt

- Cách thực hiện: Sử dụng khoảng 20 – 30g vỏ cây sảng, đem rửa sạch và sau đó đem rửa sạch và đem giã với muối. Đem đắp thuốc trực tiếp lên vết thương, dùng băng gạc cố định.

Bài thuốc chữa bỏng ngoài da

- Cách thực hiện: Dùng lượng dược liệu tương ứng với diện tích vùng da bị bỏng. Sau khi rửa sạch với nước thì đem đi giã nát rồi vắt lấy nước, trộn với mỡ thành hỗn hợp đặc sệt. Sau đó bôi thuốc trực tiếp vào vùng da bị tổn thương.

Bài thuốc giảm đau do chấn thương

- Cách thực hiện: Đem vỏ cây sảng tươi đi rửa sạch bụi bẩn và đem giã nát với 1 thìa muối cùng một ít nước nóng, chắt lấy nước đem bôi lên vùng da bị sưng đau cho chấn thương. Thực hiện tương tự mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ nhận thấy vùng chấn thương giảm đau rất tốt.

Kiêng kỵ khi dùng cây sang làm thuốc

Người bị viêm da có mủ, có vết thương hở không sử dụng cây sang đắp trực tiếp lên da. Phương thuốc chỉ điều trị đáp ứng cho những trường hợp tổn thương đau nhức chứ không có tác dụng chữa viêm loét. Nếu tự ý sử dụng có thể gây nhiễm trùng, dễ dẫn đến hoại tử. Tuyệt đối không sử dụng vỏ cây sang điều chế thuốc qua đường uống. Hiện vẫn chưa có ghi nhận về những tác dụng phụ của vị thuốc này. Vì thế người bệnh nên cân nhắc trước khi sử dụng thuốc điều trị.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin về công dụng cũng như cách chữa bệnh từ cây sảng. Cần lưu ý, để đảm bảo an toàn khi điều trị bệnh bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng thảo dược. 

Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

comment Bình luận

largeer