Bài thuốc dân gian điều trị quai bị từ cây ngải cứu
Bài thuốc dân gian điều trị quai bị từ cây ngải cứu
Bước 1: Hái một nắm lá ngải cứu tươi (khoảng 10 đến 15 lá), lưu ý chỉ dùng lá tươi nguyên, không bị rệp hay côn trùng đẻ trứng ở mép dưới lá. Người ta hay bảo cây ngải cứu đuổi muỗi, đuổi côn trùng nhưng trên thực tế, tôi vẫn thấy nhiều cây bị sâu hại, côn trùng đeo bám (chỉ có tinh dầu trong hương thơm của cây mới ít nhiều giúp đuổi côn trùng còn cây tươi thì tỏa tinh dầu rất ít).
Bước 2: Rửa lá cho sạch, giã cho giập nát rồi cho vào chảo cùng 3 muỗng giấm (muỗng nhỏ), trộn đều rồi mở lửa, xào cho nóng thì tắt bếp và đem thuốc xuống.

Cây ngải cứu. Ảnh: Caythuoc.org
Cách dùng: Có 2 cách dùng bài thuốc này:
Cách 1: Sau khi xào, bạn ép lấy nước rồi để bớt nóng (chỉ còn hơi ấm) thì thoa trực tiếp lên vùng bị sưng quai bị, sau 2 giờ đồng hồ thì thoa tiếp phần nước ấy, lặp lại như thế cho đến hết ngày.
Cách 2: Bạn có thể lấy cả phần xác và nước đắp trực tiếp lên vùng hàm bị sưng, cứ sau 2 giờ đồng hồ, thuốc đắp khô thì bỏ đi và đắp tiếp phần thuốc mới (cũng lặp lại như thế cho đến hết ngày).
Theo kinh nghiệm dân gian, thường sau 3 – 4 ngày dùng bài thuốc này sẽ có hiệu quả.
Lưu ý khi dùng
- Với phần thuốc còn dư thì bạn chỉ dùng trong ngày, không được để qua ngày hôm sau.
- Trong thời gian điều trị, ngoài việc dùng thuốc uống của thầy thuốc (bác sĩ), bạn cũng nên uống đủ nước để hỗ trợ cơ thể.
- Thực phẩm cần tránh: Người bị quai bị nên ăn nhiều rau xanh, tránh những thức ăn từ thịt gà và nếp (vì sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn). Ngoài ra, cũng cần tránh những thức ăn, thức uống có vị chua vì chúng kích thích tuyến bọt và làm bệnh trầm trọng hơn.
Thông tin thêm
Nếu sau vài lần dùng thuốc mà thấy bệnh không khỏi, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị càng sớm càng tốt. Bạn biết đấy, nếu chủ quan và lơ là trong điều trị, người bệnh quai bị sẽ phải hứng chịu những biến chứng vô cùng tai hại về sau. Nếu nhẹ thì khó há to miệng, méo miệng, làm cho người bệnh e ngại và tự ti khi giao tiếp. Trường hợp biến chứng trở nặng, người bệnh có thể bị điếc tai, viêm não, viêm tinh hoàn và dẫn đến vô sinh…
Tuy nhiên, cũng đừng nên quá hoang mang bởi nỗi sợ chỉ làm cho tình trạng bệnh của chúng ta trầm trọng thêm. Ngược lại, bệnh này có thể được điều trị dễ dàng nếu phát hiện sớm, thực hiện đúng theo phương pháp của bác sĩ và giữ gìn lối sống khoa học.
Một số dấu hiệu của bệnh là: Sưng đau ở một hoặc hai hàm (vùng má và hàm), có thể kèm theo các triệu chứng như sốt nhẹ, chán ăn, đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi…
Theo Caythuoc.org

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm