Bài thuốc điều trị bệnh từ đậu phộng

Đậu phộng (hạt lạc) còn có tên gọi khác là đậu phụng, thúa đin (Tày), lạc hoa sinh, quả trường sinh, đường nhân đậu… có tính bình, vị ngọt, bùi, béo. Theo y học cổ truyền, các bộ phận của lạc là cây, lá, củ (hạt) và vỏ lụa hạt lạc… đều được dùng làm thuốc có tác dụng dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm… Dưới đây là những bài thuốc điều trị bệnh từ đậu phộng (hạt lạc).
08/08/2023 15:56

Bài thuốc 1: Chữa thiếu máu, giảm tiểu cầu, tim hồi hộp, đoản hơi khó thở, đau đầu, suy nhược, hấp thụ kém

(Kinh nghiệm tốt cho trường hợp thiếu máu, thiếu sắt)

Chuẩn bị: Đậu phộng cả vỏ lụa 250g, đại táo 250g, long nhãn 15g. Đem rửa sạch. Đun sôi bằng lửa mạnh sau đó chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước, bỏ bã, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang. Dùng đều đặn 1 tuần

Hoặc là:

Chuẩn bị: Gan lợn 100g, vỏ lụa hạt lạc 50g, gạo nếp 50g, gừng tươi và gia vị vừa đủ.

Gan lợn làm sạch thái miếng, gạo nếp đãi kỹ ngâm qua, gừng thái chỉ, hành cắt đoạn. Cho gạo nếp và vỏ lạc vào nồi ninh thành cháo, sau đó bỏ gan lợn và gừng vào đun sôi chừng 10 phút là được, thêm gia vị, chia ăn nóng vài lần trong ngày.

Bài thuốc 2: Chữa thiếu máu do huyết hư

Chuẩn bị: Hạt lạc cả vỏ lụa 15g nấu với nước, chia làm 2 lần, ăn trong ngày. ăn liên tục 1 tháng sẽ có kết quả tốt.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Nhân sâm 6g; Bạch truật, Qui bản, A giao, Trần bì, Mộc hương, Qui đầu, Bạch thược, Cam thảo - mỗi vị 9g; Nhục quế 3g; Long nhãn 12g; Táo 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 3: Chữa mất ngủ

Chuẩn bị: Rễ cây lạc tươi 30g, rửa sạch, bỏ trong ấm nước, dùng 150ml nước sôi để hãm, mỗi tối trước khi ngủ 1 giờ uống sạch, thường dùng 5-7 ngày sẽ thấy hiệu quả, sau khi đạt yêu cầu, liên tục dùng thêm 10 ngày càng hiệu quả.

Hoặc là: Tim heo hầm hạt sen

Chuẩn bị: Tim heo 1 cái 100g, hạt sen 100g, đậu phộng 80g. Rửa sạch, ướp gia vị gừng, hành, củ sen, hạt sen đậu phộng. Hầm ăn tuần vài lần.

Bài thuốc 4: Chữa đau khớp

Chuẩn bị: Rễ cây lạc 60g, nấu với một ít thịt lợn nạc thật nhừ rồi ăn.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Lấy 20 hạt mướp cho vào hầm với gạo tẻ và chân gà ta, ăn nóng. Một tuần ăn khoảng 2 bữa sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc 5: Chữa di tinh

Chuẩn bị: Vỏ bọc ngoài nhân lạc 6g, nấu lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 50g lá hẹ, rửa sạch rồi thái nhỏ; Vo gạo lứt rồi cho vào nồi, thêm nước, nấu nhừ; Khi gạo lứt gần nhừ thì thêm hẹ vào. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Lưu ý: Sử dụng cháo ngay khi còn nóng, dùng hết trong ngày, dùng nhiều ngày cho đến khi bệnh di tinh được kiểm soát.

Ngoài ra cũng có thể sử dụng hẹ trong những món ăn sau đây: Lá hẹ xào tôm; Canh lá hẹ nấu đậu phụ; Nước cốt lá hẹ.

Ảnh minh họa: Sức khỏe đời sống

Ảnh minh họa: Sức khỏe đời sống

Bài thuốc 6: Trị loét dạ dày, tá tràng

Chuẩn bị: Lạc nhân 30g, ngâm nước 30 phút sau đó giã nát, rồi cho 200ml mật ong vào trộn đều. Uống tối trước khi đi ngủ.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Lạc nhân 100g, thịt lợn nạc 100g, nấu thành canh. Mỗi buổi sáng sau khi đánh răng, rửa mặt, ăn 2 thìa lạc đã nấu, 30 phút sau bắt đầu ăn sáng, dùng liên tục 10-15 ngày là 1 liệu trình.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 120g bột nghệ tươi; 60g mật ong. Trộn thành hỗn hợp sệt, sau đó đem nặn thành những viên nhỏ. Rồi bỏ vào hủ thủy tinh đậy nắp kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày sử dụng 3 lần, mỗi lần 3 viên. Nếu giai đoạn nhẹ thì uống khoảng 2 tuần, còn nặng thì sử dụng 1,5 tháng.

Bài thuốc 7: Trị chảy máu ngoài da

Chuẩn bị: Vỏ lụa lạc nhân tán bột hoặc vò nát (nếu không tán được) rắc lên vết thương chảy máu.

(Thích hợp khi cấp cứu chảy máu nhẹ, sơ cứu trước khi đến bệnh viện).

Bài thuốc 8: Trị chảy máu cam

Chuẩn bị: Lạc nhân cả vỏ lụa 250g sắc uống dần. Có thể lấy vỏ lụa lạc nhét vào mũi.

Hoặc là: Nhỏ 3-4 giọt nước ép củ hành vào mũi.

Bài thuốc 9: Trị tăng huyết áp

Chuẩn bị: Lạc nhân cả vỏ lụa ngâm giấm trong 5-7 ngày. Nhai hằng ngày sáng tối mỗi lần 5-10 hạt, liệu trình 2 tuần.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 500g rau cần; 500g vỏ dưa hấu. Rửa sạch rau cần tươi và vỏ dưa hấu, say nát vắt lấy nước cốt để uống mỗi lần 30ml. Uống liên tục sẽ giúp hạ huyết áp mà không gặp phải tác dụng phụ là hạ huyết áp quá mức.

Bài thuốc 10: Trị viêm hốc mũi

Chuẩn bị: Lạc nhân cả vỏ lụa 7-8 hạt cho vào 1 dụng cụ kim loại để lên bếp lửa cho cháy bốc khói xông mũi cho đến khi hết khói. Ngày một lần, liệu trình 1 tháng.

Hoặc là: Dùng gai bồ kết nướng sau đó tán thành bột mịn rồi thổi hay hít bột vào lỗ mũi. Mỗi ngày thực hiện hoảng 3 – 4 lần.

Bài thuốc 11: Chữa đi tiểu ra máu do vận động nhiều

Chuẩn bị: Lạc nhân, hạt sen đã bỏ vỏ cứng và tâm sen mỗi thứ 30g. Nấu sôi xong cho lửa nhỏ hầm thật nhừ, sau đó cho 1 thìa đường vào đun tiếp, một lúc sau đem ăn, 2 ngày ăn một lần.

Hoặc là: Dừa nước tươi 200g (khô thì 100g). Sắc nước uống ngày vài lần. Uống trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả.

Bài thuốc 12: Chữa đau họng do lạnh

Chuẩn bị: Lạc nhân cả vỏ lụa 100g cho nước vào nấu chín, thêm gia vị, cách ngày ăn ngày 1 lần, ăn liên tục 10 ngày.

Chú ý: Cần giữ ấm, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Hoặc là: Nhai từ 2-3 tép tỏi để giữ cho cơ thể ấm áp là được.

Bài thuốc 13: Chữa khàn tiếng

Chuẩn bị: Lạc nhân (để cả màng mỏng ngoài nhân) 100g, nấu ăn trong ngày hoặc cho mật ong lượng vừa phải vào ăn cùng.

Hoặc là:

- 100 - 150g giá đỗ, đem giã nát và lọc lấy nước cốt. Thực hiện ngậm nước cốt giá đỗ trong miệng sau đó nuốt, mỗi ngày khoảng 2 đến 3 lần tình trạng khan tiếng được cải thiện rõ rệt.

- Củ hành tây rửa sạch, cắt nhỏ và đun với nước trong khoảng 15-20 phút rồi lọc bã lấy nước cốt. Người bệnh uống 2-3 lần một ngày, có thể vắt thêm vài giọt chanh hoặc pha loãng với nước lọc cho dễ uống hơn.

- Chanh: Cắt thành lát và ngâm vào trong mật ong 1 - 2 tiếng cho ngấm. Sau đó ngậm trong miệng và từ từ nuốt nước xuống cổ họng.

- Quất chưng với mật ong: Hỗn hợp quất, mật ong hấp cách thủy khoảng 15 phút. Mỗi ngày ngậm hỗn hợp khoảng 2 lần tình trạng khan tiếng nhanh chóng được cải thiện.

Bài thuốc 14: Chữa tiểu ra máu, xuất huyết tử cung, chảy máu chân răng

Chuẩn bị: Lạc nhân (cả vỏ lụa) 30g, hạt sen (bỏ vỏ cứng và tâm sen) 30g, táo đỏ 30g; đường đỏ vừa đủ, thêm nước hầm nhừ, ngày ăn 2 lần/ngày, ăn liên tục 7-10 ngày.

Bài thuốc 15: Chữa phù thũng 2 chân

Chuẩn bị: Lạc nhân cả vỏ lụa 100g, tỏi 30g thái lát, táo tàu 15g, dầu ăn 15g. Đun nóng dầu cho tỏi vào phi thơm rồi mới cho lạc, táo và nước vào nấu cho đến khi nhừ nát. Chia 2 lần ăn trong ngày.

Hoặc là: Nấu lạc rang với cá (Cá nào cũng được, tốt nhất là cá chép).

Cá chép 1 con 500g, lạc 50g. Cá rửa sạch ướp gia vị, sau đó nấu gần chín cho lạc đã rang qua vào ninh. Khi cá chín, nêm gia vị vừa đủ ăn trong ngày. Tuần ăn 3 lần.

Bài thuốc 16: Chữa đau họng mạn tính, khản tiếng

Chuẩn bị: Canh lạc dùng 100g lạc nhân cả vỏ lụa cho nước nấu chín thêm gia vị. Ngày ăn một lần. Có thể phối hợp với giá đậu xanh cho vào canh trước khi nhắc ra (ăn tái).

Hoặc là:

Chuẩn bị: Thiên hoa phấn, tang bạch bì, hoàng cầm, mạch môn, mỗi vị 12g; Sa sâm 16g; Cát cánh, cam thảo - mỗi vị 4g. Đem cho tất cả vị thuốc trên vào ấm, thêm 600ml nước. Sắc lấy phân nửa, uống trong ngày khi còn nóng với liều 1 thang/ngày.

Bài thuốc 17: Chữa ho khan, lâu ngày, khản tiếng

Chuẩn bị: Lạc nhân 30g sắc lên rồi cho vào 30g mật ong. Có thể thêm táo tàu 30g sắc lên ăn cái uống nước.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 100 gram rau má tươi. Ngâm rau má trong nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn và lượng vi khuẩn còn sót lại trên bề mặt lá. Cho rau má vào cối và thực hiện giã nhuyễn. Chắt lấy phần nước cốt.

Ngậm và nuốt từ từ nước cốt rau má để những dưỡng chất có thể thấm sâu vào cổ họng. Thực hiện 1 lần/ngày. Sử dụng liên tiếp trong 1 tuần.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 100g cải bẹ xanh, 100g thịt cá lóc (có thể thay thế bằng thịt lợn xay hoặc phổi lợn). Rửa sạch rau rồi thái nhỏ, đem nấu chung với thịt cá lóc thành canh ăn mỗi ngày 1 lần. Có thể thêm một ít gừng bằm nhuyễn vào khi nấu canh để tăng hương vị và giúp trị ho hiệu quả hơn.

Bài thuốc 18: Hỗ trợ người mới ốm dậy, sút cân

Chuẩn bị: Lạc rang với ít muối giã nhỏ, nấu với củ mài và gạo nếp thành cháo, ăn liền vài tuần vào mỗi buổi sáng.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 200ml nước cốt dừa, 1/2 lon sữa đặc ông thọ, 2 bịch sữa tươi, 2kg bí đỏ. Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch. Thái thành miếng nhỏ. Cho bí đỏ vào hấp cách thủy (không luộc). Cho bí đỏ hấp chín vào máy xay, thêm sữa tươi, sữa đặc, nước cốt dừa vào xay cùng. Xay bí nhuyễn mịn hoàn toàn.

Cho hỗn hợp bí đỏ vừa xay vào nồi, bật lửa nhỏ nấu sôi lăn tăn đều. Khuấy đều cho đến khi sữa sôi hẳn thì tắt bếp. Để nguội.

Sữa bí đỏ nấu xong để nguội cho vào chai thủy tinh cất vào ngăn mát tủ lạnh, có thể uống được 3 - 5 ngày. Ngày uống 2 lần, sau khi ăn cơm và trước khi đi ngủ 1 tiếng.

Bài thuốc 19: Giúp bổ khí huyết

Chuẩn bi: 100g mực, 50g lạc nhân cả vỏ lụa, đun chín thêm gia vị.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Canh gân bò, đỗ, lạc. Gân chân bò 100g, lạc cả vỏ lụa 100-150g. Hầm cho nhừ nhuyễn lạc là ăn được.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 300g giò lợn, 100g cải canh, gừng, và các gia vị cần thiết. Trước tiên cho giò lợn vào nồi nấu đến khi chín nhừ. Sau đó xắt nhỏ rau cải canh và cho vào nấu chín. Thêm gừng và các gia vị như hạt nêm, muối, bột ngọt vào tùy khẩu vị. Sử dụng vài lần trong tuần, sau một thời gian sẽ thấy kết quả rõ rệt.

Bài thuốc 20: Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Chuẩn bị: Lạc nhân cả vỏ lụa 15g, lá dâu 15g, đường phèn vừa đủ. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ ngập nước sắc kỹ, chia làm 2 - 3 lần ăn trong ngày, khi ăn có thể ăn cả lá dâu hoặc bỏ lá dâu. Dùng 1 tháng.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 4g hạt cây rau cải canh kết hợp với hạt cải củ và hạt tía tô mỗi thứ 12g. Sắc thuốc với 5 bát nước cho cạn còn 2 bát. Chia uống 3 lần trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Chú ý: Nên ăn củ hành tím thường xuyên để hổ trợ bệnh hen suyễn và phòng tránh bệnh tái phát.

Bài thuốc 21: Hỗ trợ tăng tiết sữa

Chuẩn bị: Hạt lạc cả vỏ lụa 50g, 1 cái chân giò nhỏ, nấm hương 20g, gia vị vừa đủ.

Cách chế biến: Chân giò lọc lấy thịt nạc, bỏ bớt mỡ thái miếng nhỏ, xương chặt nhỏ ướp với gia vị vừa vặn đem hầm nhừ cùng với lạc. Sau đó thêm nấm hương, gia vị vừa vặn cách ngày ăn một lần. Ăn khoảng 7 - 10 lần.

Hoặc là:

- Móng giò lợn 3 cái, thông thảo 15g, lá sung 30g, gạo nếp 70g, cho tất cả vào nấu thành cháo ăn.chia đều thành 3 bữa trong ngày.

- 300g giò lợn, 100g cải be xanh, gừng, và các gia vị cần thiết. Trước tiên cho giò lợn vào nồi nấu đến khi chín nhừ. Sau đó xắt nhỏ rau cải canh và cho vào nấu chín. Thêm gừng và các gia vị như hạt nêm, muối, bột ngọt vào tùy khẩu vị. Sử dụng vài lần trong tuần, sau một thời gian sẽ thấy kết quả rõ rệt.

- Sử dụng đu đủ non 2 quả, gạo nếp 100g, hầm cháo ăn cũng chia đều thành lần trong ngày.

- Hoa chuối hột xắt nhỏ, làm gỏi hoặc luộc ăn.

Bài thuốc 22: Trị ho lâu ngày, ho gà của trẻ em

Chuẩn bị: Nhân đậu phộng 100g, đun nhỏ lửa cho nhừ, gia vị thành canh ăn 1-2 lần trong ngày.

Hoặc là: 20g hoa ô rô rửa sạch sau đó tẩm hoa với mật ong hoặc mật mía, rồi đem sao vàng cho đến khi khô hoàn toàn. Đem dược liệu mới sao sắc cùng với nước, mỗi ngày 1 thang, chia nước thuốc uống 2 lần/ngày.

Cho trẻ uống thuốc liên tục từ 1 – 2 tuần để trị dứt điểm tình trạng ho kéo dài.

Bài thuốc 23: Trị viêm thận mãn tính

Chuẩn bị: Nhân đậu phộng 125g, đậu xanh 250g, đường cát vàng 200g, đổ ngập 2 lần nước so với thể tích đậu, nấu nhỏ lửa vừa chín, chia ăn vài lần trong ngày, ăn liên tục 7-15 ngày.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 30g tơ hồng xanh; 30g cỏ đuôi ngựa; 30g Địa Thảo Nhĩ. Sơ chế sạch thảo dược trước khi sắc chung với nước. Nước sôi thì tắt bếp, vớt bỏ bã thuốc. Lấy phần nước chia 2 lần uống vào sáng tối.

Bài thuốc 24: Cao mỡ trong máu

Chuẩn bị: Vỏ đậu phộng 100g, Hoàng tinh 15g, Hà thủ ô 15g, táo tàu 5 quả, nấu đậm uống thay nước cả ngày.

Hoặc là: 100g hành tây (xào hoặc luộc tùy ý) ăn mỗi ngày.

Lưu ý: Một số người không nên ăn lạc

- Người bị bệnh gout, người bị bệnh tiểu đường, người có bệnh dị ứng…

- Khi đang bị tiêu chảy, trạng thái hàn, có thấp trệ (không tiêu), người vừa cắt túi mật không nên dùng.

- Không nên ăn lạc cùng dưa chuột và cua.

Lưu ý: Những bệnh nhân ung thư hoặc các bệnh lý khác có thể vào trang cá nhân của ông Rum để tham khảo. Nếu cần thiết sẽ được chuyên gia tư vấn và kê toa hoàn toàn miễn phí.

Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:

Địa chỉ nơi khám 1: Trụ trì Chùa Pháp Tạng Thầy Thích Trí Tuệ cũng là Thầy thuốc.

Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"

Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412

Địa chỉ nơi khám 2: Lương y Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.

Địa chỉ: 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Điện thoại: 0976636304 - 0905931109

Địa chỉ nhà trọ 1:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2713370755341588&id=100000060709416

Địa chỉ nhà trọ 2:

https://www.facebook.com/groups/507402229444333/permalink/2295667667284438/

Nên liên lạc đặt giờ trước khi đến.

Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung 
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"

comment Bình luận

largeer