Cải rừng tía điều trị viêm tuyến vú, đau mắt đỏ và bệnh lậu
Về cây cải rừng tía
Cải rừng tía có tên khoa học là Viola inconspicua. Ngoài tên gọi này, cây còn được gọi là hoa tím ẩn, rau bướm, rau cẩn… Ở Trung Quốc, cây được gọi là “trường ngạc cẩn thái” hoặc “lê đầu thảo”.
So với các loại cải rừng khác, thân cây cải rừng tía khá ngắn và các lá mọc từ gốc tỏa ra xung quanh như hình hoa thị, cuống lá khá dài với các phiến lá hình tam giác cân, gốc lá hơi lõm vào và mép lá có dạng răng cưa (nhưng thưa và không đều).
Hoa cải rừng tía đẹp ở chỗ có màu tím pha trắng và khi hoa nở, cánh hoa cong nhẹ xuống trông như con bướm (vì vậy mà gọi thành tên hoa bướm). Ở nước ta, loài này mọc hoang trên các bãi suối, bãi cỏ từ Tây Nguyên ra Bắc.

Cây cải rừng tía. Ảnh: Caythuoc.org
Công dụng làm rau ăn của cây cải rừng tía
Cải rừng tía là một trong các loại rau rừng có giá trị dinh dưỡng. Được biết, loại rau này chứa hơn 80% nước nên có tác dụng nổi trội là thanh nhiệt. Không chỉ thế, cải rừng tía còn chứa 2,4% chất đạm; 1,2% chất xơ; 7,2% chất đường; ngoài ra còn chứa tiền vitamin A và vitamin C.
Vì vậy, ta có thể hái lá non và ngọn non của cây để luộc, xào hay nấu canh ăn.
Công dụng làm thuốc của cây cải rừng tía
Cải rừng tía có vị đắng hơi cay nhưng lại có tính hàn. Trong y học cổ truyền, loại rau này được biết đến với nhiều công dụng như:
- Giúp thanh nhiệt, mát máu.
- Giúp tạo cơ nhờ chứa nhiều chất đạm.
- Giúp giải độc, tiêu thũng.
- Điều trị viêm họng và đau mắt đỏ (do nóng nhiệt).
- Điều trị viêm tuyến vú và đinh nhọt.
- Điều trị hoàng đản do thấp nhiệt.
- Điều trị viêm ruột.
- Điều trị bệnh lậu.
Cách dùng: Mỗi ngày, lấy từ 40 – 80g toàn cây cải rừng tía tươi, rửa sạch rồi xắt nhỏ, nấu lấy nước uống (nếu dùng khô thì nấu từ 20 – 40g cây khô).
Ngoài ra, với trường hợp đinh nhọt, tràng nhạc, sưng lở, kết hạch và mụn mạch lươn thì ta nên kết hợp cả sắc uống (40g cây tươi) với giã nát lá tươi và đắp ngoài da; như vậy thì bệnh sẽ mau khỏi hơn.
Các bài thuốc thường dùng cụ thể
Trong một số trường hợp cụ thể, dân gian còn dùng cây cải rừng tía (dùng riêng hoặc kết hợp) để điều trị các chứng như:
Điều trị quai bị
Hái khoảng 40g lá cải rừng tía (lá tươi), giã nát cùng 4g phèn chua rồi đắp lên chỗ bị quai bị (đắp thường xuyên). Đây chỉ là bài thuốc đắp ngoài, vì vậy, để đạt hiệu quả cao, bạn nên kết hợp thêm thuốc uống từ bên trong.
Điều trị viêm tuyến tiền liệt
Lấy 40g cây cải rừng tía, kết hợp với 20g mã đề và 20g hải kim sa, tất cả xắt nhỏ rồi nấu lấy nước uống trong ngày.
Giúp giải độc
Cải rừng tía còn có công dụng giải độc do ngộ độc thực phẩm rất hay. Cách dùng đơn giản như sau: lấy toàn cây rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy 50ml nước ép nguyên chất từ cây, sau khi uống xong thì sẽ thấy buồn nôn và nôn chất độc ra.
Về một số loại cải rừng khác
Như đã nói ở trên, ngoài cây cải rừng tía thì ở nước ta còn nhiều loại cải rừng khác như:
- Cải rừng bò (Viola diffusa): Cây này được dùng điều trị mụn nhọt, viêm vú cấp tính, sâu quảng và té ngã gãy xương hoặc bị tổn thương phần mềm (giã nát cây tươi đắp lên); ngoài ra còn điều trị ho gà và viêm gan (sắc uống từ 15 – 30g toàn cây tươi).
- Cải rừng lá kích (Viola betonicaefolia): Lá và thân của cây được dùng điều trị bỏng lửa và nhọt.
- Cải rừng lông (Viola pilosa): Được dùng làm thuốc tương tự như cây hoa tím thơm Viola odorata. Ngoài ra, thân và lá tươi của cây cũng được dùng khi bị vết thương do dao chém (giã nát rồi đắp lên).
Trên thế giới, các tư liệu nghiên cứu về hoạt tính của cải rừng tía vẫn còn hạn chế và loài cây này chủ yếu được dùng như một phương thuốc cổ truyền.
Theo Caythuoc.org

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Phát hiện thêm công dụng mới trong thuốc điều trị ung thư của Singapore
Các nhà nghiên cứu Singapore phát hiện ra rằng một loại thuốc điều trị ung thư do nước này phát triển có thể trở thành thuốc điều trị mới cho 2 nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu thế giới.July 16 at 8:04 am -
Thái Lan sản xuất thuốc điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên được phát triển trong nước
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã sản xuất thuốc viên điều trị ung thư nhắm đích đầu tiên – có tên Imcranib 100 - hoàn toàn được phát triển trong nước. Đây là kết quả của tầm nhìn khoa học và sự lãnh đạo của Công chúa hoàng gia Thái Lan - Giáo sư Tiến sĩ Chulabhorn Krom Phra Srisavangavadhana.July 15 at 9:13 am -
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am