Bài thuốc điều trị bệnh từ mộc nhĩ (phần 1)

Mộc nhĩ còn gọi là nấm mèo, nấm tai mèo, hắc mộc nhĩ, mộc nhu, mộc nga, mộc tung, vân nhĩ... có vị ngọt, tính bình. Mộc nhĩ không chỉ là nguyên liệu quen thuộc được dùng để chế biến những món ăn ngon mà còn là dược liệu giúp điều trị bệnh hiệu quả trong đông y với tác dụng bổ huyết, thông kinh, điều trị kiết lỵ, bồi bổ sức khoẻ.
14/03/2024 15:52

Mộc nhĩ ăn rất lành và rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tim mạch. Khoa học y học đã chứng minh tác dụng của mộc nhĩ là chống oxy hóa, chống ung bướu, hạ đường máu, giảm mỡ máu, chống viêm, cầm máu, bảo vệ tim mạch. Theo đông y, mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình, quy vào hai kinh vị và đại tràng.

Chủ trị: Mát máu, trị tràng phong, lỵ ra máu, đái rắt ra máu, băng huyết, rò rỉ máu ở các mao mạch nhỏ khó cầm như ở mắt, đường tiết niệu, đường ruột, trĩ lở...

Tác dụng: Dưỡng huyết, thông mạch, bổ tim mạch, cầm chảy máu chảy rỉ rả. Ăn nhiều thì nhẹ mình, nhớ lâu, thông tuyến nước mắt.

Kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy, mộc nhĩ có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng xơ vữa trong lòng huyết quản... Bởi thế, nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mộc nhĩ là một trong những thực phẩm tốt cho người bị bệnh huyết áp cao, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành...

Mỗi ngày có thể ăn từ 10g đến tối đa là 30g mộc nhĩ khô. Không nên ăn mộc nhĩ tươi, dễ bị dị ứng hoặc đau bụng.

MOCNHI

Mộc nhĩ (Ảnh minh họa: Thaythuocvietnam.vn)

Bài thuốc 1: Chữa thiếu máu do thiếu sắt

Chuẩn bị: 40g mộc nhĩ, 6 trái táo khô, đường đủ dùng.

Cho mộc nhĩ và táo vào nước nấu, cho thêm đường, nấu cho đến khi sệt là được.

Bài thuốc 2: Giảm béo hạ mỡ máu, làm đẹp dung nhan

Chuẩn bị: Nấm mèo đen khô 20g, nấm mèo trắng khô 20g, nấm hương 250g, rượu chát 10g, gừng 5g, hành 10g, muối 4g, bột nêm 3g, dầu ăn 35g.

Ngâm 2 loại nấm mèo trong nước nóng 2 giờ, bỏ cuống, xé thành cánh hoa; nấm hương rửa sạch, xắt miếng mỏng, gừng xắt lát, hành xắt khúc. Đặt chảo dầu lên bếp lửa lớn, cho gừng, hành vào phi thơm, đổ 2 loại nấm và rượu vào xào chín, cho bột nêm là được.

Bài thuốc 3: Chữa mất ngủ, u tai, hoa mắt chóng mặt, tăng huyết áp, đau lưng

Chuẩn bị: Mộc nhĩ trắng 20g, đỗ trọng sao 20g, linh chi 10g, đường phèn 150g.

Đỗ trọng, linh chi sắc riêng làm 3 lần. Cho mộc nhĩ trắng và đường phèn vào nước sắc linh chi, đỗ trọng rồi nấu cho ngân nhĩ chín nhừ, thêm đường vừa ăn.

Bài thuốc 4: Phòng và trị cao huyết áp, tiểu đường

Chuẩn bị: Mộc nhĩ 10g; Khổ qua (mướp đắng) 50g; Đậu phụ 200g; Thêm gia vị vừa đủ, nấu canh ăn hàng ngày.

Bài thuốc 5: Suy nhược cơ thể

Chuẩn bị: Mộc nhĩ, chà là, mỗi vị 30g. Sắc thành nước, dùng uống mỗi ngày.

Bài thuốc 6: Đại tiện không thông

Chuẩn bị: Mộc nhĩ 30g, hải sâm 30g, phèo lợn 200g. Phèo rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng mộc nhĩ, hải sâm nấu chung, sau khi nêm nếm gia vị thì dùng.

Bài thuốc 7: Chữa viêm thấp khớp

Chuẩn bị: 40g mộc nhĩ, 5g tế tân, 3 lát gừng tươi, 25g đường phèn.

Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu lên, sau đó cho thêm đường phèn, chia làm 2 lần dùng,

Bài thuốc 8: Phụ nữ sau sinh

Món ăn nầy có tác dụng khứ ứ cầm máu ở phụ nữ sau sinh đẻ có “máu hôi” ra liên tục không dứt, cục thâm kèm đau bụng.

Chuẩn bị: Mộc nhĩ 30g, thịt gà 200g. Chưng cách thủy, chín rồi sử dụng.

Bài thuốc 9: Canh cua, đậu phụ

Món canh có công dụng: thanh nhiệt hoạt huyết, dùng thích hợp cho những người béo bệu, cao huyết áp, thiểu năng mạch vành, viêm gan, thưa xương, còi xương.

Chuẩn bị: Cua 500g, đậu phụ 200g, dầu thực vật, gừng tươi, xì dầu và gia vị vừa đủ.

Cua rửa sạch, bỏ mai, giã nát lọc lấy nước cốt; Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ. Đặt chảo lên bếp, phi hành và gừng cho thơm rồi đổ nước cua và đậu phụ vào, đun to lửa cho sôi, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn.

Bài thuốc 10: Chữa lỵ mãn tính

Chuẩn bị: Mộc nhĩ 30g, lộc giác sương 8g.

Tất cả tán bột, trộn đều, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5g với nước ấm.

Bài thuốc 11: Chữa mất ngủ, mồ hôi trộm, di tinh

Chuẩn bị: Mộc nhĩ trắng 10g, củ súng 500g, nho khô 20g, gạo 100g, đường 30g.

Củ súng ngâm xay lọc tinh. Mộc nhĩ trắng ninh nhừ rồi nấu với gạo và bột củ súng. Khi ăn cho đường, rắc nho lên.

Bài thuốc 12: Phòng tai biến

Bài thuốc thực dưỡng này nên ăn đều cứ 2 ngày ăn một lần, sẽ rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là giảm mỡ máu và thông mạch máu, phòng tai biến mạch máu não và phòng cơn đau thắt ngực do nhồi máu cơ tim.

Bài thuốc đông y, có thể gia giảm vị, lượng cho phù hợp với mỗi người.

Khi chế biến, có thể điều chỉnh lượng tăng hoặc giảm chút ít cho phù hợp, mà không ảnh hưởng gì.

Chuẩn bị: Mộc nhĩ khô 15g ngâm kỹ với nước lạnh, cắt bỏ gốc tai, bóp muối và dấm rửa thật sạch; Thịt nạc thăn 25g băm nhỏ xào với hành mắm cho vừa, thơm. Cung cấp dinh dưỡng và năng lượng, có thể cho nhiều hơn, nhưng vì ăn thường xuyên nhằm mục đích chữa bệnh, nên cũng không nên ăn nhiều thịt; Táo tàu 3 quả, có thể cho tới 5 quả, tùy theo người ăn nhiều, ăn ít. Táo có tác dụng bổ khí, dẫn huyết, nếu thay bằng táo đỏ càng tốt; Kỷ tử 10g (xúc lưng thìa canh). Kỷ tử có tác dụng bổ âm, bổ huyết; Có thể cho thêm 3 lát gừng mỏng càng tốt.

Tất cả cho vào nồi đổ 3 - 4 bát nước, đun nhỏ lửa khi cạn còn 1 bát, bắc ra múc ăn khi còn nóng.

Bài thuốc 13: Mất ngủ, buồn phiền

Chuẩn bị: Mộc nhĩ trắng 10g, hạt sen tươi 30g, nước luộc gà và gia vị vừa đủ.

Mộc nhĩ làm sạch rồi luộc cho đến khi thật trong thì vớt ra. Hạt sen bóc bỏ vỏ ngoài và tâm rồi đem hầm với nước luộc gà, khi chín thì đổ mộc nhĩ trắng vào, chế thêm gia vị rồi dùng làm canh ăn.

Bài thuốc 14: Chữa lupus ban đỏ hệ thống

Chuẩn bị: 10g mộc nhĩ, 10g ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng), đường phèn vừa đủ dùng.

Ngâm mộc nhĩ và ngân nhĩ trong nước 1 đêm, nấu với lửa nhỏ cho mềm, thêm đường phèn, dùng vào buổi sáng trước khi đi ngủ, mỗi ngày 1 lần.

Bài thuốc 15: Canh đậu phụ

Công dụng: kiện tỳ ích khí, thanh nhiệt giải độc, dùng thích hợp cho những người béo phì, cao huyết áp, rối loạn lipit máu, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, suy nhược cơ thể, tỳ vị hư yếu.

Chuẩn bị: Đậu phụ 200g, giá đậu tương 250g, cải canh 100g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ.

Giá đỗ và cải canh rửa sạch, cắt ngắn; Đậu phụ xắt thành những khối vuông nhỏ. Đặt chảo lên bếp, phi hành cho thơm rồi cho giá đỗ vào đảo nhanh tay, chế thêm một lượng nước vừa đủ rồi đun to lửa cho sôi, tiếp tục cho đậu phụ và cải canh vào, chế đủ gia vị, vặn nhỏ lửa nấu cho chín rồi dùng làm canh ăn.

Bài thuốc 16: Ngủ không yên giấc

Chuẩn bị: Mộc nhĩ trắng 6g, linh chi 9g, đường phèn 15g.

Các vị cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun nhỏ lửa trong 2 - 3 giờ. Ăn nóng.

Bài thuốc 17: Băng huyết, rong kinh

Công dụng: Tán ứ chỉ huyết, dùng cho phụ nữ bị băng huyết, rong kinh.

Chuẩn bị: Lấy 60g mộc nhĩ đun sao đến khi bốc khói là được, kết hợp với Huyết dư thán 10g.

Tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi ngày dùng uống 6 – 10g, uống với nước ấm hoặc có thể pha thêm một ít giấm thanh.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Mộc nhĩ trắng 100g, cả cây cứt lợn 50g, lá ngải cứu 30g.

Mộc nhĩ trắng hấp cách thủy cho chín, phơi khô, tán bột. Các dược liệu khác phơi khô, cũng tán bột. Trộn đều hai bột, luyện với mật ong làm viên 15g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên với nước chè nóng.

Bài thuốc 18:

Có công dụng: Tư âm nhuận phế, kiện tỳ chỉ huyết, bổ não cường tim và kháng ung.

Bài thuốc này rất thích hợp cho những người bị ho lâu ngày, cơ thể suy nhược, thổ huyết, kinh nguyệt không đều, huyết áp cao, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, ung thư.

Chuẩn bị: Mộc nhĩ 10g, đại táo 10g, gạo tẻ 150g, đường phèn vừa đủ.

Mộc nhĩ ngâm nước ấm, rửa sạch. Đại táo bỏ hạt. Hai thứ đem nấu với gạo thành cháo, cho thêm đường phèn, chia ăn nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc 19: Bệnh tim mạch, tăng huyết áp, xơ vữa mạch, viêm gan mạn

Chuẩn bị: Mộc nhĩ trắng 20g, nấm hương 50g, cà chua 50g, chim cút 1 con, trứng chim cút 6 quả, rượu chát 12g, gừng 2g, hành 5g, muối, mì chính vừa đủ.

Chim cút làm sạch bỏ ruột ướp rượu, muối khoảng 20 phút, cho vào nồi, đổ nước đun sôi vớt bọt rồi cho rượu, gừng lát mỏng, hành hầm trong 30 phút. Vớt chim ra, cho trứng cút đã luộc chín, ngân nhĩ, đun thêm 15 - 20 phút nữa, cho cà chua thái mỏng vào đun một lát, nêm mì chính vừa ăn.

Bài thuốc 20: Trị thận hư, chóng mặt, run rẩy, đau tức ngực

Chuẩn bị: 15g mộc nhĩ, 15g ngân nhĩ, 15 trái táo khô, đường phèn đủ dùng.

Cho mộc nhĩ, táo đã ngâm vào tô, rồi thêm đường phèn, đem chưng cách thủy khoảng 1 tiếng, dùng 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Người bị phù đầu, nặng đầu và các bệnh liên quan không nên dùng.

Bài thuốc 21: Hạ huyết áp, nhuận phế, giảm béo hạ mỡ máu

Chuẩn bị: Hắc mộc nhĩ 20g, ngân nhĩ 20g, rau cần tây 250g, rượu chát 10g, muối 4g, bột nêm 3g, gừng 4g, hành 8g, dầu ăn 35g.

Ngâm 2 loại nấm khô trong nước nóng 2 giờ, bỏ cuống, xé thành hình cánh hoa; cần tây bỏ lá, rửa sạch, xắt khúc. Để chảo dầu lên bếp cho nóng, cho gừng, hành phi thơm; đổ 2 loại nấm, cho gia vị vào, xào chín là được.

Bài thuốc 22: Chữa chóng mặt, mờ mắt

Chuẩn bị: Mộc nhĩ trắng 20g, câu kỷ 10g, gan gà 100g thái mỏng, cho ít rượu vang, gừng, muối, xì dầu, bột đảo đều.

Mộc nhĩ trắng ngâm nở xé miếng nhỏ. Cho tất cả vào nồi, đổ nước vừa đủ đun sôi bỏ bọt, đun đến khi gan chín là được.

Bài thuốc 23: Chữa táo bón lâu ngày đi ngoài ra máu

Chuẩn bị: Dùng 6g mộc nhĩ, hồng khô 30g nấu thành chè ăn hằng ngày.

Bài thuốc 24: Trị ho ra máu

Chuẩn bị: 20g mộc nhĩ, 200g lá bắp cải, 1 lát gừng tươi, 25g đường phèn.

Cho tất cả nguyên liệu vào nồi nấu chín rồi cho đường phèn vào. Mỗi ngày dùng 2 đến 3 lần.

Bài thuốc 25: Chữa béo phì, tiêu mỡ bụng

Chuẩn bị: Mộc nhĩ trắng 10g, măng tre khô 10g, trứng gà 1 quả, gia vị vừa đủ. Tất cả nấu thành canh ăn.

Bài thuốc 26: Chè mộc nhĩ đậu đen

Nấu chè cho người già ăn có tác dụng bổ can thận, chữa đau lưng khớp, làm mắt sáng.

Bài thuốc 27: Chữa bệnh trĩ

Dùng mộc nhĩ nấu ăn ngày từ 1 – 2 lần, ăn đều trong nhiều ngày bệnh sẽ khỏi.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Chỉ cần lấy mộc nhĩ đen, ngâm với nước nóng cho mộc nhĩ nở ra rồi rửa lại thật sạch bằng nước lạnh. Sau đó, đem mộc nhĩ ra sao khô và tán thành bột để uống mỗi ngày. Sử dụng khoảng 9g bột mộc nhĩ đã được tán thành bột rồi đem chia thành 3 lần, hòa với nước ấm để uống. Nên uống vào 3 buổi sáng, trưa, tối để có được hiệu quả tốt .

Bài thuốc 28: Xuất huyết tử cung

Công dụng: Bổ thận chỉ huyết, dùng cho phụ nữ xuất huyết tử cung cơ năng.

Chuẩn bị: Mộc nhĩ 30g, hồng táo 15g, đường phèn vừa đủ.

Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch, đem hầm với hồng táo cho nhừ, gia thêm đường phèn vừa đủ, chia ăn 2 lần sáng và chiều.

Bài thuốc 29: Trị mỡ máu

Chuẩn bị: Bạch mộc nhĩ 20g, bánh sơn tra hoặc sơn tra miếng 40g, đường trắng 1 thìa.

Ngâm bạch mộc nhĩ một ngày trong nước cho nở ra rồi rửa sạch. Bánh sơn tra thái thành miếng vuông nhỏ. Sau đó đun nhỏ lửa bạch mộc nhĩ với bát nước trong 1 giờ rồi cho bánh sơn tra và đường trắng, đun đến khi mộc nhĩ nhừ, nước đặc như hồ thì được. Dùng mỗi ngày 1-2 lần, làm món điểm tâm, hoặc ăn trước khi đi ngủ.

Bài thuốc 30: Bổ khí sinh tân

Công dụng: Bổ khí sinh tân, kiện tỳ ích vị, dùng thích hợp cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipit máu và các bệnh lý ung thư.

Chuẩn bị: Đậu phụ 200g, nấm mỡ hoặc nấm rơm 100g, tỏi 25g, tôm nõn khô 25g, nước dùng, dầu vừng và gia vị vừa đủ.

Đậu phụ xắt miếng, nấm rửa sạch thái phiến, tỏi giã nát. Cho đậu phụ, nấm, tôm và muối vào nồi nước dùng đun sôi vớt bọt, vặn nhỏ lửa đun kỹ rồi cho tỏi và gia vị vào, dùng làm canh ăn.

Bài thuốc 31: Vết thương lở loét

Chuẩn bị: Mộc nhĩ trắng 20g, vỏ quả bí đỏ 20g. Hai thứ phơi khô, đốt thành than, rắc làm 2 - 3 lần trong ngày. Dùng liền nhiều ngày.

Bài thuốc 32: Chữa kinh nguyệt không đều, tiểu tiện ít, nước tiểu màu vàng

Chuẩn bị: Mộc nhĩ 30g, rửa sạch, xào với lửa nhỏ. Sau đó thêm khoảng 300ml nước, nấu chín, nên thêm 15g đường cát, dùng uống.

Bài thuốc 33: Trị chóng mặt

Chuẩn bị: 20g mộc nhĩ, 40g hoàng kì.

Cho nguyên liệu vào nồi nấu, mỗi ngày dùng 2 lần.

Lưu ý:

- Những người thể tạng yếu hay bị lạnh, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng thì khi sử dụng mộc nhĩ nên dùng kèm 1 hoặc vài lát gừng tươi nướng sơ qua lửa.

- Không ngâm mộc nhĩ khô bằng nước nóng mà phải ngâm bằng nước lạnh, không được ăn mộc nhĩ tươi.

- Không nên sử dụng nấm mèo cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cũng như những người có ý định sinh con.

- Người viêm dạ dày mạn tính, viêm đại tràng hoặc đại tiện phân lỏng không nên sử dụng Nấm mèo.

- Ngoài ra, không dùng kết hợp mộc nhỉ với củ cải trắng, ốc bươu hay sử dụng sau khi ngâm nước quá lâu, bởi những điều này có thể gây ngộ độc.

Lưu ý: Những bài thuốc trên đây chỉ là những bài thuốc căn bản, nó còn tùy thuôc vào giai đoạn, thể trạng và vị trí đau của mỗi người khác nhau. Do đó, tốt nhất bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với ông Rum qua trang cá nhân để được tư vấn và kê đơn cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.

Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:

Địa chỉ nơi khám 1: Trụ trì Chùa Pháp Tạng Thầy Thích Trí Tuệ cũng là Thầy thuốc.

Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"

Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412

Địa chỉ nơi khám 2: Lương y Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.

Địa chỉ: Số 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Điện thoại: 0976636304 - 0905931109

Địa chỉ nhà trọ 1:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2713370755341588&id=100000060709416

Địa chỉ nhà trọ 2:

https://www.facebook.com/groups/507402229444333/permalink/2295667667284438/

Nên liên lạc đặt giờ trước khi đến.

Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung 
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"

comment Bình luận

largeer