Bài thuốc điều trị bệnh từ rau muống

Trong rau muống có nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipid, tro, canxi, phốt pho, sắt, kali, các vitamin B1, B2, C2, PP và nhiều acid amin… Ngoài ra, theo đông y, rau muống có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dung giải nhiệt, thông đại tiểu tiện, chữa táo bón, đái rắt… Dưới đây là những bài thuốc điều trị bệnh từ rau muống.
26/07/2023 17:53

Bài thuốc 1: Đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng

Chuẩn bị: Rau muống 20g, rau má 20g, rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt khô 12g. Tất cả sao qua cho vào ấm, đổ 500ml nước, sắc còn 250ml chia 2 lần uống lúc đói.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Sử dụng 100g hạt bưởi khô, không bóc vỏ cứng, rửa sạch cho vào cốc thủy tinh to có nắp đậy. Sau đó cho 200ml nước sôi vào cốc, đậy nắp kín, ủ trong 2 – 3 giờ.

Hạt bưởi sẽ tiết ra chất nhầy pectin làm cho nước trong cốc đặc lại, sánh như cháo. Sau khi ủ xong, lọc bỏ phần hạt và uống sau bữa ăn 2 giờ. Dùng liên tục mỗi ngày đến khi hết đau thì ngưng dùng.

Bài thuốc 2: Say sắn, ngộ độc sắn

Chuẩn bị: Lấy 1 nắm rau muống nhặt rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 100g rau muống làm sạch cắt đoạn, cám gạo tẻ 50g trộn vào giã nhuyễn, thêm nước cho loãng để uống.

Bài thuốc 3: Chảy máu cam, ho nôn ra máu

Chuẩn bị: Giã rau muống uống nước cốt hoặc thêm đường, mật ong sẽ giúp chữa các bệnh chảy máu cam, ho nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, trĩ, lỵ, ra máu...

Hoặc là:

Chuẩn bị: Lá huyết dụ tươi 30g, trắc bá diệp sao cháy 20g, cỏ nhọ nồi 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.

Ảnh minh họa: Bachhoaxanh

Ảnh minh họa: Bachhoaxanh

Bài thuốc 4: Trị phù thũng nặng (Nằm ngồi không yên, mặt và người sưng phù)

Chuẩn bị: Rau muống 1 nắm, râu ngô 12g, rễ tranh 12g. Sắc nước uống một lần.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Rau muống 1 bó, rửa sạch, thái nhỏ. Gà vàng (lông vàng, chân vàng, da vàng) 1 con làm sạch, bỏ lòng, nhồi rau muống vào, hầm nhừ, thêm ít rượu. Khi chín bỏ rau ăn thịt gà. Ăn độ 3 con là 1 liệu trình.

Bài thuốc 5: Chữa bệnh đái tháo đường

Chuẩn bị: Rau muống tía có tác dụng rất tốt khi làm món ăn hàng ngày cho người mắc bệnh tiểu đường.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Địa cốt bì 30g, Tang bạch bì 15g, Mạch đông 15g, bột Miến dong 100g. Các dược liệu sắc lấy nước, nấu với bột miến dong.

Bài thuốc 6: Quai bị

Chuẩn bị: Rau muống 200 - 400g luộc kỹ, ăn cả cái lẫn nước. Có thể pha đường vào nước rau để uống.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Dùng lá nha đam tươi gọt bỏ vỏ rồi giã nát để đắp lên vùng da bị sưng đau. Bên cạnh đó, lấy thêm 20g lá nha đam bỏ vỏ rồi sắc với nước để uống 2 – 3 lần mỗi ngày.

Bài thuốc 7: Lở ngứa, loét ngoài da, zôn 

Chuẩn bị: Ngọn rau muống và lá cây vòi voi rửa sạch giã nhuyễn với ít muối đắp lên.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 1 nắm lá chìa vôi, 20g thổ phục linh, 10g kim ngân hoa, 10g bồ công anh.

Rửa sạch các loại thảo dược trên và để ráo nước. Giã nát lá chìa vôi, đắp trực tiếp lên vùng da bị thương tổn. Các vị thuốc còn lại cho vào ấm sắc lấy nước uống.

Bài thuốc 8: Rôm sảy mẩn ngứa, sởi, thủy đậu ở trẻ em

Chuẩn bị: Dùng nước nấu rau muống xoa, rửa, tắm.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Rau muống 1 bó rửa sạch, thái nhỏ; Gà lông vàng, chân vàng, da vàng 1 con. Làm sạch mổ moi bỏ lòng, nhồi rau muống vào, hầm nhừ, thêm ít rượu. Khi chín bỏ rau ăn thịt gà. Ăn độ 3 con choai choai (gà giò).

Bài thuốc 9: Làm mất tác dụng của những thuốc đã uống, giải độc

Chuẩn bị: Rau muống rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Đỗ xanh còn sống, giã nát sau đó cho nước vào quấy đều, lọc lấy nước uống. Uống thật nhiều để nôn ra và giải độc.

Bài thuốc 10: Chữa vết thương

Chuẩn bị: Ăn rau muống hằng ngày kích thích sinh da chóng đầy miệng (những trường hợp có cơ địa sẹo lồi không nên dùng trong thời gian chưa liền sẹo).

Hoặc là:

Chuẩn bị: Cua đồng 2-5 con, rửa sạch, giã nát, hòa thêm 1 chén rượu, đun sôi, gạn nước uống, bã đắp vào chỗ đau.

Bài thuốc 11: Giảm đường máu

Bệnh nhân tiểu đường nên dùng rau muống thường xuyên.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Lá lách của lợn 1 cái nấu với 50 g râu ngô, ăn cả cái lẫn nước. Ăn hết trong ngày. Một liệu trình kéo dài 10 ngày.

Bài thuốc 12: Chữa dị ứng bội nhiễm ngoài da

Chuẩn bị: Rau muống tươi 1 nắm rửa sạch, đun sôi kỹ, để vừa ấm, rửa chỗ thương tổn.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy (củ năn) 10 củ. Sắc uống hằng ngày đến khi khỏi.

Bài thuốc 13: Trẻ nóng nhiệt ra nhiều mồ hôi

Chuẩn bị: Rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.

Bài thuốc 14: Thanh nhiệt lương huyết, cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước mát, ù tai chóng mặt

Chuẩn bị: Rau muống 150g, cúc hoa 12g, đun sôi 20 phút lọc lấy nước (có thể cho chút đường hòa vào cùng uống trong ngày).

Bài thuốc 15: Trị tiểu đường

Chuẩn bị: Rau muống đỏ 60g, râu ngô 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống một thời gian dài.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Lấy 100g rau muống tía rửa sạch và thái nhỏ, thịt nạc lợn 100g băm nhỏ, củ năng gọt bỏ vỏ rửa sạch. Cho 100g gạo vào nồi nấu chín thành cháo, sau đó cho rau muống, thịt và củ năng vào nấu tiếp đến khi thịt chín là được.

Khi ăn có thể cho thêm muối, hành, gừng. Thứ cháo này có tác dụng rất tốt với người tiểu đường, ngoài ra, nếu cần thanh nhiệt, giải độc và cầm máu người ta cũng dùng cách này.

Bài thuốc 16: Sốt

Chuẩn bị: Rau muống, mướp đắng, 2 thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát đắp lên ngực hoặc trán sẽ giảm sốt và khó thở.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Lấy 4 – 6g vỏ quất hồng bì và rễ quất hồng bì sắc lấy nước uống.

Bài thuốc 17: Mụn nhọt

Chuẩn bị: Rau muống tươi giã nát với mật ong vừa đủ. Ðánh nhuyễn đắp vào chỗ đau.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Hành củ nướng chín giã nát đắp vào chỗ mụn nhọt khi còn nóng.

Bài thuốc 18: Nhuận tràng

Chuẩn bị: Dùng rau muống luộc, xào, hoặc nấu canh ăn hàng ngày.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Khoai lang đỏ sống 1 củ, gọt vỏ rồi cho vào cối xay nát. Nước sôi 200ml. Khuấy đều lọc lấy nước để uống hàng ngày tốt nhất là vào mỗi buổi sáng.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Lá khoai lang tươi 60g hay 30g lá khô đem nấu với 2000ml nước để uống trong ngày.

Bài thuốc 19: Sản phụ khó sinh

Chuẩn bị: Giã rau muống lấy nước cốt hòa ít rượu cho uống.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Khi khó sinh chỉ cần uống nước ép từ rau dền đỏ sẽ có hiệu quả ngay.

Bài thuốc 20: Khí hư bạch đới

Chuẩn bị: Rau muống cả rễ 500g; Hoa dâm bụt trắng 250g hầm với thịt heo hoặc thịt gà, ăn thịt uống nước.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Dùng lá Huyết dụ tươi 40g, lá thuốc Bỏng 20g, Bạch đồng nữ 20g. Sắc nước uống hằng ngày khí hư sẽ giảm bớt nhanh chóng.

Bài thuốc 21: Chữa ợ chua

Chuẩn bị: Lấy 20g rau muống, 20g cỏ mực, 12g vỏ quýt khô, đem tất cả đi rửa sạch, cắt khúc, sau đó cho vào ấm rồi đổ 750ml nước, sắc còn 250ml chia 2 lần uống lúc đói. Dùng liên tục 1 tuần.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Dùng 500ml nước mía và 250ml nước ép gừng ta tươi.

Trộn đều 2 thứ nước với nhau. Sau đó chia đều uống lúc ấm (chỉ đun lên cho sủi tăm dưới đáy, không được đun nóng quá), Dùng 3 lần/ngày. Uống trong vòng từ 5 đến 10 ngày hoặc lâu hơn, cho tới khi khỏi hẳn.

Bài thuốc 22: Hỗ trợ giải độc

Nếu ăn phải nấm độc, ngộ độc lá ngón, trúng độc thủy ngân, trong lúc chờ đi bệnh viện tạm thời lấy rau muống (1 kg) giã nát vắt lấy nước cốt uống sẽ có tác dụng giải độc nhất định.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Dùng 20g ba chạc (dùng rễ, thân hoặc lá đều được) sắc thành nước, uống cho đến khi mọi chất độc đều được loại bỏ khỏi cơ thể.

Bài thuốc 23: Hỗ trợ giảm béo

Rau muống chứa lượng chất xơ nhiều, đây là lợi thế cho những người muốn giảm béo, giảm cholesterol... Tuy nhiên, với những người muốn giảm cân thì nên ăn rau muống luộc sẽ tốt hơn xào.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Gừng tươi 200g (Bỏ vỏ xắt lát đập nát); Chanh đào 200g (Bỏ vỏ vắt lấy nước); Mật ong 1 lít.

Tất cả ngâm chung với mật ong để 7 ngày rồi dùng, mỗi sáng lấy 1 muỗng canh 30ml pha với 250ml nước nóng uống, mỗi ngày dùng 1 hoặc 2 lần, dùng thường xuyên hàng ngày đến khi vừa ý thì ngừng.

Bài thuốc 24: Giảm say nắng

Muốn giảm nhiệt, giải khát thì có thể dùng nước ép rau muống với chút muối hoặc nước rau muống luộc cho thêm ít chanh hoặc muối uống sẽ cảm thấy dễ chịu, tiêu khát nhanh chóng.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Khi bị say nắng thì uống một ly nước ép hành tây sẽ là bài thuốc giúp phục hồi cơ thể nhanh chóng và hiệu quả nhất. Có thể trộn thêm với đường vào nướp ép cho người đang say nắng uống.

Bài thuốc 25: Chảy máu cam

Chuẩn bị: 200g rau muống, 12g cúc hoa, đem nấu sôi với một ít nước, sau đó gạn lấy nước uống trong ngày.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Cần nhỏ 3-4 giọt nước ép củ hành vào mũi. Hành củ có tác dụng làm máu ngừng chảy.

Bài thuốc 26: Chữa viêm loét dạ dày

Chuẩn bị: Lấy 200g rau muống tươi đem giã cùng một chút muối ăn, vắt lấy nước cốt. Chia 2 lần uống trong ngày, liệu trình là 5 ngày.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Bình vôi, dạ cẩm, khổ sâm cho lá, xa tiền tử, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày một thang.

Bài thuốc 27: Thải trừ cholesterol, chống tăng huyết áp

Chuẩn bị: Lấy lượng rau muống đủ dùng đem luộc và ăn hàng ngày.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Cỏ xước, đương quy - mỗi vị 16g; Hạt lạc giời sao vàng, xuyên khung, cỏ cứt lợn - mỗi thứ 12g; Nấm mèo 10g; Hạn liên thảo 20g. Tất cả dược liệu đều là khô. Sắc tất cả nguyên liệu trên, chia thành 3 lần uống. Kiên trì sử dụng khoảng 25 đến 30 ngày.

Bài thuốc 28: Trị ngộ độc thức ăn

Chuẩn bị: 500g rau muống, 30g cam thảo, 120g đậu xanh.

Đem tất cả nguyên liệu trên đi sắc lấy nước đặc, uống trong ngày.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Củ chuối tiêu thái miếng cho đầy nồi, đổ ngập nước, nấu với 40g muối, lấy 0,5 lít nước sắc uống để gây nôn.

Bài thuốc 29: Trị xuất huyết dạ dày

Chuẩn bị: 150g đọt rau muống, 1 lòng trắng trứng, một lượng dầu dừa và đường thốt nốt đủ dùng.

Đem các nguyên liệu trên đi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt. Hòa cùng đường, lòng trắng trứng, dầu mè vào, uống từ từ.

Hoặc là:

Chuẩn bị: 500g táo tàu; 500g sứa biển; 250g đường đỏ. Cho cả ba nguyên liệu vào nồi đun nhỏ lữa. Vặn nhỏ lữa, ninh đến khi hỗn hợp cô đặc hoàn toàn. Mỗi lần 1 thìa, ngày 2 thìa, sẽ thấy tình trạng xuất huyết cải thiện mỗi ngày.

Bài thuốc 30: Trị kiết lỵ (có lẫn mủ, máu)

Chuẩn bị: 1 nắm đọt rau muống, 1 nắm vỏ lựu nướng. Đem nguyên liệu đi sắc lấy nước uống.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Cỏ seo gà 40g, dây Mơ lông 30g, Binh lang 10g, Phèn đen 30g, Hàn thẻ 10g.

Sắc với 4 bát nước , còn 1 bát rưỡi chia 2 lần uống.

Chú ý: Kiêng mỡ, cá tanh.

Bài thuốc 31: Trị rắn cắn

Chuẩn bị: 7 ngọn đọt non rau muống, 1 chút muối ăn.

Đem rau muống đi giã nhuyễn, vắt lấy nước uống, cho thêm chút muối ăn rồi đem bã đắp vào vết rắn cắn.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Cây cỏ mực có tính sát khuẩn cao nên thường dùng lá tươi nhai đắp vào vết rắn cắn để tiêu độc.

Bài thuốc 32: Giải mọi chất độc

Vì rau muống có tác dụng giải được mọi chất độc (Rau muống mát, bổ, giải độc tố, tránh ưu phiền rất hay) nên khi bị trúng độc (bất kỳ loại độc nào)

Lấy ngay rau muống giã lấy nước cốt, hòa chút muối uống.

Bài thuốc 33: Chống lão hóa và trẻ hóa da

- Thường xuyên ăn rau muống có thể ngăn ngừa và đẩy lùi dấu hiệu lão hóa.

- Ngoài ra, nước ép rau muống cũng cực kỳ tốt cho làn da. Uống nước ép rau muống sẽ giúp trẻ hóa da nhờ khả năng loại bỏ các độc tố có hại ra khỏi cơ thể. Trong rau muống chứa nhiều vitamin A, C, carotenoid và lutein, là những khoáng chất quan trọng làm da sáng và săn chắc hơn.

- Mỗi ngày nên uống 150ml nước ép rau muống.

Bài thuốc 34: Rau muống xào trứng hạ huyết áp

Chuẩn bị: Lấy lượng rau muống (vừa đủ ăn). Rửa sạch, cắt khúc xào với trứng gà với gia vị vừa ăn. Rau chín rồi thưởng thức.

Hoặc là: Món ăn giúp hạ huyết áp, phòng đột quỵ do tăng huyết áp

Chuẩn bị: Đậu phụ 300g, nấm hương 30g, măng tươi 3g, rau cải 10g, nấu thành canh ăn hàng ngày.

Bài thuốc 35: Rau muống xào thịt gà hạ mỡ máu

Chuẩn bị: Lấy lượng rau muống và thịt gà vừa đủ xào tỏi, khi chín thì niêm gia vị tùy ý rồi thưởng thức.

Hoặc là:

Chuẩn bị: Lấy 1 nắm lá sen khô, 2 nắm lá cách khô.

Sắc cùng 1 lít nước với lửa nhỏ khoảng 30 phút rồi chia uống trong ngày. Thực hiện khoảng 2 tháng rồi đi xét nghiệm máu xem kết quả như thế nào.

Bài thuốc 36: Canh rau muống, râu ngô giảm đường máu

Chuẩn bị: Rau muống (Lấy phần thân) 60g; Râu ngô 30g. Nấu thành canh rồi chắt nước canh uống 2, 3 lần trong ngày.

(Món ăn này có thể tăng tiết insulin, có vai trò hỗ trợ điều trị bệnh đường máu hiệu quả)

Hoặc là:

Chuẩn bị: Lá lách của lợn 1 cái nấu với 50g râu ngô, ăn cả cái lẫn nước. Ăn hết trong ngày. Một liệu trình kéo dài 10 ngày.

Chú ý:

- Đang uống thuốc Đông y, nếu ăn rau muống sẽ làm giã thuốc và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.

- Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gút và các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu không nên ăn nhiều rau muống vì tình trạng bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn.

- Không ăn rau muống khi đang dùng thuốc hoặc điều trị vết thương hở.

- Không ăn rau muống cùng với sữa và các chế phẩm từ sữa.

- Người đang có vết thương, mụn nhọt đang trong quá trình hồi phục, nếu ăn rau muống sẽ gây ra sẹo lồi mất thẩm mỹ.

Lưu ý: Những bệnh nhân ung thư có thể vào trang cá nhân của ông Rum để tham khảo. Nếu cần thiết sẽ được chuyên gia tư vấn và kê toa hoàn toàn miễn phí.

Đối với những bệnh nhân nghèo, không có điều kiện để điều trị, có thể liên lạc với địa chỉ dưới đây để được bốc thuốc hoàn toàn miễn phí:

Địa chỉ nơi khám 1: Trụ trì Chùa Pháp Tạng Thầy Thích Trí Tuệ cũng là Thầy thuốc.

Phòng thuốc nam từ thiện "Thiện Pháp"

Địa chỉ: C3/8 Lê Đình Chi, xã Lê Minh Xuân, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (028) 3877 3777 - 0918.270.732 - 0912120412

Địa chỉ nơi khám 2: Lương y Nguyễn Văn Tư (còn gọi là Thầy Tư Ngoan) - Trưởng Phòng khám từ thiện Hương Sen.

Địa chỉ: 188 ấp Vĩnh Bảo, xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

Điện thoại: 0976636304 - 0905931109

Địa chỉ nhà trọ 1:

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2713370755341588&id=100000060709416

Địa chỉ nhà trọ 2:

https://www.facebook.com/groups/507402229444333/permalink/2295667667284438/

Nên liên lạc đặt giờ trước khi đến.

Góc sưu tầm tổng hợp và bổ sung 
Ông Trần Văn Rum - Chuyên gia tư vấn cho bệnh nhân ung thư của nhóm "Chiến thắng ung thư"

comment Bình luận

largeer