Bài thuốc trị viêm xoang bằng cây nhót

Viêm xoang là bệnh lý tai – mũi – họng phổ biến, xuất hiện khi hoạt động dẫn lưu xoang bị ngưng trệ do lỗ thông xoang bị bít tắc. Để khắc phục tình trạng trên, dân gian có cách chữa viêm xoang bằng cây nhót.
28/02/2023 10:07

Tác dụng của cây nhót trong điều trị bệnh viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng các hốc xoang cạnh mũi bị sưng, viêm. Nguyên nhân gây bệnh trực tiếp được xác định do lỗ thông xoang bị bít tắc, dịch nhầy không được dẫn lưu nên ứ đọng, gây áp lực lên các hốc xoang mũi, hình thành triệu chứng khó chịu như: đau nhức xoang, nhức đầu, ngạt mũi, mệt mỏi, mất khứu giác…

Empty

Tác dụng của cây nhót trong điều trị bệnh viêm xoang (Ảnh minh họa)

Đối với tình trạng viêm xoang vừa và nhẹ, người bệnh có thể phối hợp mẹo trị bệnh tự nhiên với một số thuốc tây đặc trị. Trong đó, cách chữa viêm xoang bằng cây nhót là mẹo trị bệnh phổ biến trong dân gian, được nhiều người áp dụng.

Cây nhót (tên khoa học là Elaegagnus latifolia L., thuộc họ Nhót (Elaegagnus) là cây bụi có cành dài, có gai. Loại thực vật này phần bố nhiều ở các tỉnh thành khu vực miền Bắc nước ta. Từ lâu, y học cổ truyền đã xem nhót như một vị thuốc trị nhiều bệnh. Một số tác dụng của cây nhót trong chữa bệnh như:

- Quả nhót có vị chua, tính bình, vào kinh phế đại tràng, có công dụng tiêu đờm, trị ho, lỵ, trị kiết kỵ, tiêu chảy, kháng khuẩn, sốt…

- Rễ cây nhót có tính bình, vị chua, có khả năng giảm đau, cầm máu.

- Lá nhót có thể dùng dạng khô hoặc tươi, có khả năng kháng khuẩn tốt, chữa được cảm sốt, lỵ.

Đối với bệnh viêm xoang, người ta thường dùng quả và hoa cây nhót để điều chế các bài thuốc trị bệnh.

Hướng dẫn cách điều trị viêm xoang bằng cây nhót

Thông thường, người ta hay dùng phần hoa của cây nhót để điều trị bệnh viêm xoang. Bạn có thể tham khảo mẹo trị bệnh sau đây:

Empty

Cách điều trị viêm xoang bằng cây nhót (Ảnh minh họa)

Cách 1:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

- Hoa nhót

- Búp cây đa lông

Cách thực hiện hiệu quả:

- Hoa nhót và búp cây đa lông với tỉ lệ bằng nhau đem tán nhỏ, dùng 8 gam mỗi ngày.

- Uống kèm với rượu nhạt (nồng độ cồn thấp), ngày dùng 2 lần.

Cách 2:

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Quả nhót

Cách thực hiện hiệu quả: Ăn 5 – 7 quả nhót mỗi ngày để giảm chứng ngạt tắc mũi, sổ mũi do viêm xoang gây ra.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh viêm xoang bằng nhót

Để bài thuốc trị viêm xoang bằng nhót phát huy tối đa tác dụng và hạn chế tối đa rủi ro mắc phải, trong quá trình điều trị cần lưu ý điều sau:

Empty

Lưu ý khi điều trị bệnh viêm xoang bằng nhót (Ảnh minh họa)

- Không áp dụng mẹo trên cho trẻ nhỏ tuổi, phụ nữ đang mang thai.

- Quả nhót có vị chua, ăn quá nhiều sẽ không tốt cho dạ dày.

- Không áp dụng bài thuốc trên nếu bạn bị dị ứng với hoa cây nhót hay bất kỳ thành phần nào có trong bài thuốc. Dị ứng có thể làm xuất hiện biểu hiện như: ngứa ngáy, đỏ da, phát ban…có thể cần đến sự trợ giúp y tế nếu nghiêm trọng.

- Cách trị bệnh dân gian thường an toàn, lành tính, tuy nhiên tác dụng trị bệnh tự nhiên của bài thuốc trị viêm xoang bằng hoa cây nhót còn cần nhiều thời gian để phát huy.

- Biện pháp trị viêm xoang bằng nhót thích hợp với người bị viêm xoang vừa và nhẹ, mới chớm bệnh. Các trường hợp viêm xoang nghiêm trọng, biến chứng nặng nề, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám để được chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.

- Bài thuốc chữa viêm xoang bằng cây nhót chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng, không có khả năng thay thế thuốc bệnh và không nên được dùng thay thế thuốc điều trị chuyên dụng. Không ngưng dùng thuốc điều trị khác khi điều trị theo phương pháp trên.

- Tránh nhầm lẫn cây nhót với với vị thuốc nhót tây – mọc hoa ở vùng đồi núi các tỉnh Tây bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng), cao từ 6 – 8  cm, lá hình mác, có răng cưa, bề mặt lá có lông vàng nhạt hoặc xám.

Trên đây là một số thông tin về cách chữa viêm xoang bằng cây nhót. Hiệu quả điều trị của phương pháp tự nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, mức độ nghiêm trọng của bệnh… Nếu sau một thời gian áp dụng mà bệnh không có biểu hiện thuyên giảm hoặc thậm chí có dấu hiệu tiến triển, cần liên hệ với bác sĩ, người có chuyên môn để được tư vấn cách điều trị khác phù hợp hơn.

Theo Thuốc Dân tộc

comment Bình luận

largeer