Bảng chỉ số đường huyết mới nhất

Bảng chỉ số đường huyết là bảng giúp mọi người có thể đối chiếu với lượng đường trong máu, từ đó có những kết luận chính xác hơn về tình trạng sức khỏe của cơ thể. Như thế nào là nằm ngưỡng an toàn, những thế nào là quá thấp và như thế nào là quá cao?
09/09/2018 15:27

Bảng chỉ số đường huyết thể hiện gì?

Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết mới nhất, nơi thể hiện những thông số, chỉ số đường huyết. Cụ thể:

  • Lượng đường huyết trước khi ăn bao nhiêu là an toàn?
  • Lượng đường huyết sau khi ăn bao nhiêu là an toàn?
  • Lượng đường huyết trước khi đi ngủ bao nhiêu là an toàn?
  • Lượng đường huyết ở mức nào là quá cao?
  • Lượng đường huyết như thế nào là quá thấp?
  • Mức đường huyết nguy hiểm là bao nhiêu?

Rất nhiều thông tin có thể được đút kết từ bảng chỉ số đường huyết mới nhất. Từ đây, có thể biết nhiều thông tin để theo dõi tình trạng bệnh hiện tại, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Có thể nói, bảng đường huyết đóng vai trò quan trọng không thể thiếu.

luong-duong-huyet-trong-mau-bao-nhieu

Bảng chỉ số đường huyết mới nhất – có vai trò quan trọng

Nhờ có bảng đường huyết, bạn có thể dễ dàng, nhanh chóng đối chiếu kết quả ngay sau khi đo để biết được rằng lượng đường huyết trong cơ thể có cao quá, hay thấp quá. Từ đó, có những cách tăng lượng đường huyết khi chúng quá thấp hay tìm cách hạ đường huyết nếu chúng quá cao.

Bảng chỉ số đường huyết mới nhất?

Khi kiểm tra đường huyết, chỉ số đường huyết như sau được coi là an toàn:

  • Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l).
  • Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).
  • Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

Lưu ý, tùy theo từng lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng … mà mức đường huyết an toàn của mỗi người có thể khác nhau tuy nhiên sự khác nhau này là không nhiều lắm.

Tuy nhiên, theo một số bảng đường huyết khác, lượng đường huyết an toàn trước bữa ăn và sau bữa an có thể dao động đối với hơn đối với ngưỡng an toàn kể trên. Tuy nhiên, bạn không nên để cơ thể bị tụt đường quá 70mg/dL và tăng quá 126mg/dl, đối với trước bữa ăn. Và lượng đường huyết không nên thấp hơn 130mg/dl và vượt quá 180mg/dl sau khi ăn. Vì nếu để cơ thể phải tích tụ lượng đường quá cao hay quá thấp đều không có lợi cho cơ thể.

Nguy cơ từ việc lượng đường huyết trong máu quá thấp hay quá cao so với ngưỡng an toàn là khiến cơ thể mệt mỏi. Nếu đường huyết thấp sẽ khiến cơ thể hoa mắt, chóng mặt, run tay, tim đập nhanh, đánh trống ngực, lã mồ hôi,…Còn đối với hiện tượng đường huyết cao thì biến chứng thường gặp nhất là bệnh tiểu đường.

Làm thế nào để ngăn chặn đường huyết xuống mức nguy hiểm?

Nếu như bạn không may có lượng đường trong máu cao thì nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Cụ thể, thực hiện chế độ ăn ít tinh bột và chọn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như ăn nhiều rau xanh, củ quả chín ít ngọt (táo, lê), lạc, vừng...  để tránh nguy cơ mắc phải căn bệnh tiểu đường nguy hiểm.

Bảng chỉ số đường huyết mới nhất – kết hợp chế độ dinh dưỡng nếu phát hiện bệnh

Vì căn bệnh này thường không có biểu hiện rõ ràng nên người bệnh không thể biết được việc bị mắc bệnh từ đầu để có thể chữa trị kịp thời. Vì thế, đi xét nghiệm máu là việc làm cần thiết để đánh giá được việc rối loạn cholesterol trong máu này.

Ngoài ra, để duy trì được ngưỡng bình thường, bạn cần phải có chế độ tập luyện thường xuyên, ăn ít dầu mỡ, kiềm chế stress, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi. Sau vài tháng cần đi kiểm tra lại và kiểm tra thêm đường huyết nữa để phòng trường hợp lượng cholesterol tăng sẽ có cách phòng tránh kịp thời.

comment Bình luận

largeer