Bảng chỉ số đường huyết thực phẩm người bị tiểu đường cần lưu ý

Chỉ số đường huyết thực phẩm là khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một thực phẩm. Chỉ số đường huyết của thực phẩm (GI) từ 0-55 là thấp, từ 70 trở lên là cao.
24/06/2018 20:24

Bảng tra cứu chỉ số đường huyết và tải trọng đường huyết của thực phẩm

(MÀU XANH: THỰC PHẨM NÊN ĂN; MÀU HỒNG: THỰC PHẨM CẦN HẠN CHẾ)

Bảng chỉ số GI và GL của thực phẩm

 Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị tiểu đường

  • Đảm bảo đủ năng lượng để giữ cân nặng bình thường

+ Bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường.

+ Nhu cầu phụ thuộc vào: tuổi, giới, loại công việc (nặng hay nhẹ), thể trạng (gầy hay béo). Đối với cân nặng lý tưởng (BMI = 22): 30 kcal/kg/ngày. Với người lao động nhẹ cần 30 kcal/kg/ngày, lao động trung bình cần 35 kcal/kg/ngày, lao động nặng cần 40-45 kcal/kg/ngày; nếu điều trị nội trú cần 25 kcal/kg/ngày; nếu cần giảm cân, cần 20 kcal/kg/ngày. 

+ Bệnh nhân ăn thừa năng lượng hoặc thiếu năng lượng đều làm cho đường máu rơi vào vùng nguy hiểm.

Chế độ ăn phải cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng sinh năng lượng theo một tỷ lệ cân đối: chất đạm (protid) chiếm 15-20% tổng năng lượng khẩu phần, chất béo (lipid) chiếm 25-30%, chất đường bột (glucid): 55-60%.

bang ty le duong huyet cua thuc pham

Bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường

- Chế độ ăn nên giàu chất xơ vì nó có tác dụng khống chế việc tăng glucoza, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn. Thực phẩm giàu chất xơ làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho mức đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn, mà tiêu hóa hấp thu từ từ, giữ cho lượng đường trong máu không xuống quá thấp, có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Nên có chế độ ăn giàu chất xơ, khoảng 30-40g/ngày. 

- Các thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B (B1, B2, PP) cũng cần có mặt trong khẩu phần ăn, vì các vitamin này giúp ngăn ngừa tạo thành thể cetonic.

- Khẩu phần ăn của người tiểu đường cần hạn chế muối (ít hơn 6g/ngày).

- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (5-6 bữa/ngày) để góp phần khống chế đường huyết, không để xảy ra tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn và chống hạ đường huyết khi đói, nhất là với bệnh nhân có dùng thuốc hạ đường huyết. Với bệnh nhân điều trị bằng insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm, do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.

- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhiều trong một bữa.

- Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính, không rán, rang với mỡ.

- Bỏ rượu, bia, thuốc lá...

 
comment Bình luận

largeer