Bào ngư khô là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe

Từ xưa, bào ngư luôn là một trong những món ăn chân quý, được dùng để tiến vua. Loại thực phẩm này không chỉ có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
25/05/2023 15:06

Tìm hiểu về bào ngư khô

Bào ngư khô là gì? Bào ngư khô làm món gì? Nhiều bà nội trợ thắc mắc về câu hỏi này nhưng chưa tìm ra phương pháp hợp lý để tận dụng hết hàm lượng dinh dưỡng có trong bào ngư.

Bào ngư thường sống chủ yếu tại các vùng biển có độ mặn cao khoảng từ 2.5 đến 3%. Chúng phân bố cách xa vùng cửa sông và chỉ nước trong thì mới phát triển được. Ngày nay, bào ngư được sử dụng dưới 2 dạng là bào ngư khô và bào ngư tươi.

Empty

Bào ngư khô là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe

Loại khô được sấy và sơ chế cẩn thận để có thể bảo quản được lâu hơn. Khi ăn bào ngư bạn sẽ cảm nhận được vị thanh ngọt nhẹ nhàng, dễ ăn vô cùng. 

Tại Việt Nam, bào ngư chủ yếu được tìm thấy tại các vùng biển phía Bắc tổ quốc như vịnh Hạ Long, đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô hay khu vực biển Khánh Hòa, quần đảo Trường sa… 

Một số loại khác được tìm thấy ở đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, mũi Đất Đỏ… Để duy trì sự sống, bào ngư sẽ ăn các loại chất bùn, rong biển, các loại tảo. Mỗi năm chúng đẻ khoảng hơn một triệu chứng vào mùa nóng. 

Hàm lượng dinh dưỡng trong bào ngư khô

Bào ngư là loại hải sản có chân mềm, thân rộng, phần xoắn ốc có hình bầu dục. Bên ngoài, lớp vỏ có chứa nhiều canxi, hơi nhám với các đường vân màu tím xanh trông vô cùng đẹp mắt.

Thân bào ngư dính chặt vào vỏ, trên mép vỏ phía miệng có 9 lỗ thở. Khi các lỗ nãy bị che lấp bởi các sinh vật khác hoặc đất đá, bào ngư yếu dần và sẽ chết. 

Khi tìm hiểu về bào ngư, các chuyên gia dinh dưỡng đã phát hiện thấy một lượng lớn cholesterol có trong loại hải sản này. Tuy nhiên, cholesterol được cân bằng thành phần với các chất dinh dưỡng khác nên khi sử dụng không gây ra tác dụng phụ và rất tốt cho cơ thể người.

Ngoài ra, trong bào ngư còn có chứa các dưỡng chất dưới đây:

- Các vitamin: Vitamin A, vitamin B5, vitamin K, vitamin C, vitamin E, vitamin B6, vitamin B12.

- Chất béo: Bao gồm chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa hàm lượng tương đương nhau.

- Cùng các dưỡng chất khác như calo, carbohydrate, axit béo Omega, chất đạm, folate, natri, canxi, kali, kẽm… 

Phân loại bào ngư

Bào ngư tìm thấy nhiều ở các vùng ven biển, nơi có nước ấm, độ sâu tối đa là 12m. Chúng bám chặt vào đá nên dù là nơi có sóng lớn, dòng nước chảy xiết vẫn có thể sinh trưởng được. Càng trưởng thành, bào ngư càng sống xa bờ và quy tụ chủ yếu ở các vùng đá ngầm.

Bào ngư được chia thành 3 loại chính là bào ngư Haliotis Asinina L hình vành tai, bào ngư Haliotis Ovina Gmelin hình bầu dục và bào ngư Haliotis Diversicolor Reeve với 9 lỗ gần miệng. 

Tại Việt Nam, nhiều hộ dân khai thác và sơ chế bào ngư với dạng khô để phục vụ cho mục đích sử dụng và xuất khẩu. Nhiều địa phương đã chủ động nhân giống loại hải sản này để thu về lợi ích kinh tế cao, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Bào ngư qua đó cũng trở nên phổ biến hơn nhưng giá thành vẫn ở mức cao. 

Khai thác bào ngư

Bào ngư có giá cao một phần cũng là do quy trình khai thác khá khó khăn. Một năm sẽ có 2 tháng được xác định là mùa sinh sản của bào ngư đó là tháng 1 và tháng 2. Theo đó, người dân có thể khai thác và thu bắt được loại hải sản này vào tháng 7 đến tháng 10. Lúc này, bào ngư đang ở trong giai đoạn sinh trưởng mạnh, thân béo, thịt múp, ăn khá ngậy. 

Khi còn nhỏ, bào ngư sống gần bờ nhưng càng lớn chúng lại càng lặn sâu xuống biển. Chính vì thế không thể sử dụng các loại lưới thông thường để thu bắt mà cần phải lặn sâu và tách bào ngư từ đá ra. Nếu dùng lưới chỉ có thể bắt được nhưng con nhỏ, chưa phát triển hết, thịt không mang lại giá trị dinh dưỡng cao và khó bán hơn. 

Bào ngư khô chữa bệnh gì? Cách sơ chế

Khi tìm hiểu về bào ngư khô, ngoài thành phần dinh dưỡng, đặc điểm, phân loại cũng như phân bố thì điều mà nhiều người quan tâm nhất đó chính là công dụng và những lợi ích mà loại hải sản này đem lại.

Empty

Công đoạn khai thác bào ngư tốn khá nhiều sức lực và thời gian

Bào ngư khô không chỉ bồi bổ cơ thể, sử dụng làm thuốc Đông Y mà còn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon nếu như bạn biết cách sơ chế. 

Công dụng của bào ngư khô

Công dụng của bào ngư là gì? Với loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như này, khi ăn vào cơ thể bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn. Cả thịt và vỏ bào ngư đều là loại dược liệu quý mang đến nhiều lợi ích như sau:

- Tốt cho tim mạch: Trong bào ngư có chứa rất nhiều axit béo Omega – 3 như EPA và DHA. Các chất này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, ngăn chặn tình trạng suy nhược thần kinh. Axit béo Omega – 3 có tác dụng chống viêm, và điều trị các bệnh về khớp. 

- Giải độc gan: Bào ngư khô chứa nhiều dưỡng chất làm tăng cường quá trình trao đổi chất của gan, ngăn ngừa tổn thương, bảo vệ hoạt động của hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng. 

- Phòng chống bệnh ung thư: Ung thư là căn bệnh thế kỷ mà đến nay ý học vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị triệt để. Người mắc ung thư nguy cơ tử vong là rất cao. Theo các nghiên cứu trong bào ngư có chứa chất chống ung thư, ngăn chặn sự phát triển của các khối u và tình trạng hoại tử. Hoạt chất  Phosphorus có khả năng ngăn ngừa ung thư vú vô cùng hiệu quả. 

- Bảo vệ mắt, tăng cường thị lực: Ăn bào ngư khô có tác dụng tăng cường thị lực, bảo vệ mắt. Ngoài ra, thực phẩm này rất tốt khi điều trị các bệnh như quáng gà, mắt mờ hay đục thủy tinh thể. 

- Tốt cho thận: Phosphorus trong bào ngư có khả năng đào thải độc tố trong thận, điều hòa hệ bài tiết, cân bằng nồng độ Axit Uric, loại bỏ chất béo, nước và muối thừa ra khỏi cơ thể. 

- Kéo dài tuổi thọ: Axit béo Omega – 3 làm tăng cường hoạt động của bạch cầu. Người thường xuyên ăn bào ngư, sẽ bổ sung được nhiều axit béo Omega – 3, kéo dài tuổi thọ.

- Điều hòa quá trình lưu thông máu trong cơ thể: Bào ngư chứa nhiều Phosphorus với công dụng điều hòa quá trình lưu thông máu. Bổ sung bào ngư cho thực đơn hàng ngày cơ thể sẽ tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng cảm lạnh và giúp cơ thể giữ nước. 

- Tốt cho quá trình giảm cân: Người thừa cân, béo phì luôn có xu hướng mắc phải nhiều loại bệnh hơn so với những người bình thường. Trong bào ngư có chứa nhiều dầu, cholesterol dùng thường xuyên có tác dụng duy trì cân nặng ổn định. Đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của bảo ngư ngăn ngừa quá trình tích tụ của chất béo, hỗ trợ trao đổi chất và thường được bổ sung vào các chế độ ăn kiêng. 

- Giữ cho da luôn mịn màng: Bào ngư chứa các chất dinh dưỡng giúp da mềm mại, chắc khỏe, mịn màng hơn, ngừa ngữa bệnh mẩn đỏ. Người sử dụng bào ngư có xu hướng trẻ hơn so với tuổi thật. 

- Ngăn ngừa rụng tóc: Trong bào ngư chứa nhiều i ốt giúp tóc chắc khỏe, mềm mại và ngăn ngừa nguy cơ rụng tóc ở mức tối đa. 

- Tốt cho phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai có thể ăn bào ngư để tăng cường sữa mẹ, ngăn chặn quá trình thai chết lưu, sảy thai… 

Hướng dẫn sơ chế đúng cách

Bào ngư khô khi được sơ chế đúng cách sẽ bảo vệ được các dưỡng chất cần thiết, khi chế biến hoặc làm thuốc rất tốt cho cơ thể. Với những người mới biết đến loại hải sản này có thể áp dụng các bước sơ chế như sau:

- Bước 1: Rửa sạch bào ngư khô để loại bỏ đất, cát, rong rêu.

- Bước 2: Chuẩn bị một ít nước muối, ngâm bào ngư sau khi đã rửa sạch vào trong nước tầm 1 phút. Sau đó dùng dao tách vỏ để riêng phần thịt và phần vỏ. Có nhiều nơi người ta sẽ luộc qua bào ngư để vỏ tách ra khi lấy thịt sẽ nhanh và dễ hơn. Tuy nhiên, nếu trót đun với lửa lớn, đun quá lâu trên bếp thì bào ngư sẽ bị nát, chất dinh dưỡng cũng mai một đi ít nhiều.

- Bước 3: Vỏ và thịt sau khi tách riêng đem sấy khô. Thịt để nguyên, vỏ tán thành bột để sử dụng cho các bài thuốc Đông Y. 

Cả phần thịt và vỏ bào ngư đều có thể sử dụng để làm thuốc. Trong Đông Y, phần thịt sau khi phơi khô được gọi là nhục ngư bào còn phần vỏ là thanh quyết minh. Khi phối hợp với các loại thuốc khác có tác dụng điều trị bệnh vô cùng hiệu quả. 

Theo Tạp chí Đông y

comment Bình luận

largeer