Bệnh đặc hữu là gì? Coi COVID-19 là bệnh đặc hữu F0 có phải cách ly?

Thủ tướng vừa chỉ đạo tiến tới bình thường, coi COVID-19 là bệnh đặc hữu. Vậy bệnh đặc hữu là gì? Coi COVID-19 là bệnh đặc hữu thì F0 có phải cách ly không?
By Nhất Nam/ Sức Khỏe Cộng Đồng
03/03/2022 16:38
Bệnh đặc hữu là gì? Coi COVID-19 là bệnh đặc hữu F0 có phải cách ly không?

Bệnh đặc hữu là gì? Coi COVID-19 là bệnh đặc hữu F0 có phải cách ly không?

Tại phiên họp Chính phủ mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ Y tế đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh; nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu.

Vậy bệnh đặc hữu là bệnh gì? Coi COVID-19 là bệnh đặc hữu thì F0 có phải cách ly không? Những người nhiễm COVID-19 liệu có phải nghỉ làm?

Bệnh đặc hữu là gì?

Theo từ điển, khái niệm đặc hữu có nghĩa là thông thường, thường gặp. Trong y tế, Bệnh đặc hữu được định nghĩa chung là bệnh mà bản thân con người mắc ở mức độ thường xuyên và có thể dự đoán được, đơn cử như bệnh cúm mùa. Những dịch bệnh đó nói chung là có thể dự đoán được và xảy ra trong phạm vi dự báo.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì định nghĩa đại dịch là sự lây lan không kiểm soát được của virus trên toàn cầu, còn mức độ lây truyền ổn định không dẫn đến bùng phát rộng rãi thường được coi là bệnh đặc hữu.

Tiến tới COVID-19 sẽ được xem là bệnh đặc hữu. (Ảnh minh họa).

Tiến tới COVID-19 sẽ được xem là bệnh đặc hữu. (Ảnh minh họa).

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), bệnh đặc hữu là “sự hiện diện thường xuyên và/hoặc sự phổ biến thông thường của một căn bệnh hoặc tác nhân truyền nhiễm trong một quần thể tại một khu vực địa lý”. Nói cách khác, nó có nghĩa là một tình huống “nhiễm trùng không còn có thể dự đoán được nữa và vẫn tương đối ổn định”.

Sự khác biệt giữa đặc hữu và đại dịch

Theo một số nguồn tin: Bệnh đặc hữu là một từ được sử dụng để chỉ một căn bệnh đã xuất hiện trong dân số của một khu vực cụ thể. Trên thực tế, một căn bệnh, khi nó thường trú trong dân số của một khu vực được coi là bệnh dịch. Ví dụ, bệnh sốt rét là một trong những căn bệnh phổ biến ở Châu Phi hoặc ít nhất là các vùng chính của lục địa này. Đây là một căn bệnh rất phổ biến ở người dân châu Phi.

Nó cũng là một từ được dùng theo nghĩa bóng để nói về một hiện tượng phổ biến ở một nơi. Ví dụ, đúng khi nói rằng phân biệt đối xử với phụ nữ là một đặc hữu.

Đại dịch: Dịch là một căn bệnh lây lan đột ngột trong một khu vực hoặc quốc gia. Luôn luôn có một đợt bùng phát dịch bệnh, và nó ảnh hưởng đến một bộ phận dân cư đáng kể. Vì vậy, nếu một bệnh xảy ra đột ngột ở nhiều người, ở một nơi, thì người ta cho rằng đó là một ổ dịch. Tuy nhiên, một trận dịch phải lây lan trên một khu vực rộng lớn và ảnh hưởng đến một số lượng lớn người để đủ điều kiện như vậy.

Thời điểm ban đầu đường phố được phun khử khuẩn khi có ca nhiễm COVID-19.

Thời điểm ban đầu đường phố được phun khử khuẩn khi có ca nhiễm COVID-19.

Có những thời điểm khi có sự lây nhiễm vi-rút lây lan một cách đáng báo động trong dân số tại một thời điểm nhất định. Chính phủ mô tả đây là một đợt bùng phát dịch bệnh và chuẩn bị sẵn sàng trên cơ sở chiến tranh, để đối phó với mối đe dọa.

Dịch cũng được dùng theo nghĩa bóng cho một hoạt động mà bạn không thích nhưng lại lan rộng ra trên một quần thể. Ví dụ, nạn ăn cắp vặt trong các trường đại học hoặc gian lận trong các kỳ thi đã trở thành nạn dịch.

Bệnh đặc hữu có ít nguy hiểm hơn không?

Bản chất đặc hữu của bệnh hoặc nhiễm trùng không có nghĩa là bệnh lành tính. Ví dụ, bệnh cúm vẫn rất nguy hiểm. Trong những năm gần đây tại Mỹ, bệnh cúm đã gây ra hàng trăm nghìn ca nhập viện và 12.000- 52.000 ca tử vong mỗi năm.

Coi COVID-19 là bệnh đặc hữu thì F0 có phải cách ly không?

Theo các chuyên gia, nếu coi COVID-19 là bệnh đặc hữu thì những người nhiễm COVID-19 tức là F0 sẽ không phải cách ly.

Thay vào đó, khi bị nhiễm COVID-19 người dân có thể mua thuốc điều trị, đi làm bình thường như những bệnh thông thường nếu sức khỏe đảm bảo.

Tỷ lệ tiêm phủ vắc xin COVID-19 ở nước ta là tương đối cao.

Tỷ lệ tiêm phủ vắc xin COVID-19 ở nước ta là tương đối cao.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng nếu nhiễm COVID-19 người dân vẫn cần thực hiện đeo khẩu trang, sát khuẩn, hạn chế tiếp xúc để giữ sức khỏe cho người thân, cộng đồng.

Nhiều nước đề xuất coi COVID-19 là bệnh đặc hữu

Sau 3 năm xuất hiện và hoành hành, COVID-19 làm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, đời sống người dân trên toàn cầu. Đã có nhiều nước kiến nghị coi COVID-19 là bệnh đặc hữu, sử dụng vắc xin phòng ngừa, thuốc điều trị...

Xu hướng này ban đầu xuất phát từ các quốc gia tại châu Âu như Tây Ban Nha và mới nhất xuất hiện tại Thái Lan.

Từ khóa Từ khóa:
bệnh đặc hữu
comment Bình luận

largeer